Tài liêu hướng dẫn tự học khái quát kiến thức cơ bản Ngữ văn 9

doc 60 trang giaoanhay 10/07/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liêu hướng dẫn tự học khái quát kiến thức cơ bản Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liêu hướng dẫn tự học khái quát kiến thức cơ bản Ngữ văn 9

Tài liêu hướng dẫn tự học khái quát kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
 TÀI LIÊU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN
I Phần tiếng Việt
1 Các thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự 
việc của câu; bao gồm;
 - Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự 
việc được nói đến trong câu.
 - Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, 
mừng, giận,)
 - Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao 
tiếp.
 - Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính 
của câu, thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, hai 
dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần phụ 
chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 
2 Khởi ngữ:
Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến 
trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
3 Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong 
câu.
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong 
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có 
năng lực giải được hàm ý trong câu nói.
4 Tổng kết ngữ pháp
1. Phân loại từ tiếng Việt
- Danh từ:
+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,Danh từ có 
thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ở phía sau và một số từ 
ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. 
Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
 Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này 
gồm hai loại nhỏ:
 Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi làm gì?)
 Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)
- Cụm động từ
+ Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó 
tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ 
mới trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, 
nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
+ Cấu tạo: Mô hình cụm động từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và 
phần sau.
Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp 
diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định 
hành động,
Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, 
thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,
- Tính từ
+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng 
thái.
Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, để tạo thành cụm tính từ. 
Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế.
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ 
hạn chế hơn động từ.
+ Các loại tính từ: có hai loại chính;
 Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
 Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
- Cụm tính từ
Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức 
độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định;
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên 
nhân của đặc điểm, tính chất;
- Số từ + Sử dụng: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó 
là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ 
nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ ( dùng cũng 
được không dùng cũng được). 
Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp ( ví dụ: tuynhưng; vì  cho nên;...)
- Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái 
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó ( ví dụ: những, có, chính, đích, 
ngay,)
- Thán từ
+ Khái niệm: Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm thái độ 
của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra 
thành một câu đặc biệt.
+ Các loại:
 Thán từ biểu lộ tình cảm: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,
 Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,
- Tình thái từ
+ Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu 
khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái biểu thị của người nói.
+ Các loại: 
 Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,
 Tình thái từ cầu khiến: đi, nào,
 Tình thái từ cảm thán: thay, sao,
 Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà,
+ Sử dụng: Khi nói, khi viết cần sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( 
quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,). VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm: 
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư 
tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các 
luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
 - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một 
bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai 
triển, luận điểm kết luận.
 - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết 
luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
 Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? 
Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3. Cấu trúc :
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm 
cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận 
để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
4. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để 
khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng 
được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một 
câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một 
vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự 
vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối 
chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. + Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, 
giọng điệu, Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá 
cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện 
rung động chân thành của người viết. 
- Bố cục: 
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( 
nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát 
nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của 
đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận 
xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ 
thể.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt 
truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết 
phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ 
ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch 
lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:
7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho 
văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của 
người đọc (người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước 
những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những 
câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá 
vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.
7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả: - Chủ đề của đoạn văn trên là: tâm trạng mâu thuẫn của ông Hai khi nghe tin làng mình 
theo giặc. Chủ đề này tập trung khái quát ở câu1,2.
- Đoạn văn trên có ba phần:
+ Câu 1,2 là phần mở đoạn. Phần này chứa đựng ý khái quát của cả đoạn văn, gọi là câu 
chủ đề. Câu chủ đề có thể là một hoặc hai câu văn.
+ Câu 3,4,5 là phần thân đoạn. Phần này triển khai đoạn văn, mỗi câu văn đề cập tới một 
biểu hiện cụ thể của chủ đề, liên quan tới chủ đề của đoạn văn.
 + Câu 6 là phần kết đoạn. Phần này khắc sâu chủ đề của đoạn văn.
 - Đây là đoạn văn có kết cấu đầy đủ cả ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. 
Khi viết đoạn văn, không phải bao giờ cũng nhất thiết có đủ ba phần như vậy. Ví dụ: 
Đoạn quy nạp, câu mở đầu đoạn không chứa đựng ý khái quát mà là câu cuối cùng; đoạn 
diễn dịch, câu cuối cùng kết thúc đoạn không chưa đựng ý khái quát, chủ đề đã được nêu 
rõ ở câu mở đoạn. 
 Về hình thức:
- Đoạn văn trên được tạo thành bằng 6 câu văn được liên kết với nhau bằng các 
phép liên kết hình thức: phép thế, phép lặp.
- Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được 
viết lùi vào một chữ và viết hoa.
II. Kết cấu đoạn văn.
 Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu 
phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, 
nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,
1. Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu 
đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu 
triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; 
có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“ Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải 
hình thành một cá tính sáng tạo(1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi 
phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điêù ấy không hợp với thơ 
và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách 
tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh 
hùng chủ nghĩa(4) .Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi 
dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ(5). Chính trong quá trình lao động những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự 
quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được học nghề, được trợ 
vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, 
được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình(4). Rồi những cuộc hành 
quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài 
Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ 
ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do(5)Không thể nào kể hết những biểu 
hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí 
này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7). 
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước 
nhớ nguồn.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc 
xây dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
 THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN
Phần I: Luyện viết đoạn văn theo nội dung đọc - hiểu văn bản nghệ thuật.
 Để đọc hiểu một tác phẩm văn học, bạn đọc nói chung và bạn đọc trong nhà trường là 
học sinh nói riêng thường đọc hiểu theo một quy trình chung:
- Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm: tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác 
phẩm, tóm tắt tác phẩm (nếu là tác phẩm tự sự), tìm hiểu nhan đề tác phẩmtừ đó bước 
đầu xác định chủ đề của tác phẩm.
- Đọc và tìm hiểu chi tiết: đọc phân tích từng phần như phân tích đoạn văn, đoạn 
thơ, phân tích nhân vật, phân tích hình tượng, hình ảnh, chi tiết, hiệu quả nghệ thuật của 
biện pháp tu từ,từ đó đọc ra tư tưởng, thái độ tình cảm của tác giả trước vấn đề xã hội, 
trước hiện thực cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm. Trên cơ sở kiến thức về đọc 
hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói viết của bạn 
đọc học sinh về những kiến thức đọc hiểu cụ thể, cần có những bài tập rèn luyện kĩ năng 
viết đoạn văn.
 Các loại đoạn văn cần luyện viết theo nội dung đọc - hiểu thường là: 
 1. Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
 3. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
 4. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
 5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_huong_dan_tu_hoc_khai_quat_kien_thuc_co_ban_ngu_van.doc