Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Sinh học 7
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Sinh học 7

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU: 4 1. Lý do chọn đề tài. 4 2. Mục đích nghiên cứu. 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5 5. Phương pháp nghiên cứu. 5 6. Nội dung đề tài nghiên cứu 5 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 6 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 6 1. Cơ sở pháp lý 6 2. Cơ sở lý luận 6 3. Cơ sở thực tiễn 6 Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 7 1. Khái quát phạm vi 7 2. Thực trạng của đề tài 7 3. Nguyên nhân của thực trạng 7 Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 8 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 8 2. Các giải pháp chủ yếu 8 3. Tổ chức, triển khai thực hiện 12 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 12 1. Kết luận 12 2. Khuyến nghị 13 * Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 13 * Danh mục tài liệu tham khảo 14 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV: VÕ THỊ THU GIANG TRƯỜNG THCS HOÀ ĐỊNH TÂY 3 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2- Mục đích nghiên cứu: Dạy học không chỉ cung cấp thông tin cho học sinh một cách đơn thuần mà phải khắc sâu kiến thức, muốn vậy thì phương pháp dạy học phải phù hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem đến niềm say mê học tập trong các em. 3- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 7 Trường trung học cơ sở Hoà Định Tây. Những sách tham khảo và tài liệu khoa học có liên quan đến việc nâng cao chất lượng môn Sinh học. 4- Nhiệm vụ nghiên cứu : Tìm hiểu thực trạng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trung học cơ sở môn Sinh học 5- Các phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở môn Sinh học. Để giải quyết những vấn đề quan trọng và cơ bản của đề tài bản thân đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài này, bản thân đọc các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết dạy và các tiết dự giờ bản thân quan sát thái độ học tập của học sinh. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra học kì môn Sinh học 7 trong năm học 2013 - 2014. - Phương pháp trò chuyện: Trao đổi trực tiếp với học sinh khối 7 trong trường nhằm thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về quá trình học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành sử dụng các mẫu vật tự nhiên, các mẫu vật nhân tạo hoặc các thí nghiệm trong quá trình dạy học sinh học. c. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê số liệu. 6- Nội dung đề tài: “Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Sinh học 7 ”. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV: VÕ THỊ THU GIANG TRƯỜNG THCS HOÀ ĐỊNH TÂY 5 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ở vùng nông thôn Hoà Định Tây, điều kiện tiếp nhận thông tin còn hạn chế, thì việc đẩy mạnh giảng dạy bằng phương tiện trực quan là điều cần thiết. Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu Thực trạng nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học qua việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học. 1- Khái quát phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số phương pháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học sinh học lớp 7 trường Trung học cơ sở Hoà Định Tây. 2- Thực trạng của đề tài nghiên cứu: *Thuận lợi: Sinh học là môn học kích thích sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh, mô tả hình thái cấu tạo cơ thể thông qua các đại diện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống vì thế việc sử dụng dụng cụ trực quan là yếu tố cần thiết. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên đã trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học. Đa số giáo viên nhiệt tình giảng dạy, học sinh ngoan hiền và có ý thức học tập. *Khó khăn: Với việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều, đặc biệt những bài học có mô hình, mẫu vật, tranh ảnh đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu và trình bày, giáo viên phải thường xuyên hình thành cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu. Có như vậy thì việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng hơn, điều này không phải ai cũng làm được. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra đánh giá bằng phiếu học tập và thực hành ở đối tượng học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Hoà Định Tây trong năm học 2013-2014 kết quả thu được như sau: GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM TB↑ Lớp Sĩ số SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 7A1 44 8 18.2 12 27.3 14 31.8 6 13.6 2 4.5 34 77.3 7A2 41 9 22.0 10 24.4 15 36.6 5 12.2 2 4.9 34 82.9 7A3 44 8 18.2 11 25.0 18 40.9 6 13.6 1 2.3 37 84.1 7A4 43 7 16.3 13 30.2 16 37.2 5 11.6 2 4.7 36 83.7 7A5 41 8 19.5 13 31.7 12 29.3 5 12.2 3 7.3 33 80.5 K7 213 40 18.8 59 27.7 75 35.2 27 12.7 10 4.7 174 81.7 3-Nguyên nhân của thực trạng : a. Nguyên nhân từ phía giáo viên: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV: VÕ THỊ THU GIANG TRƯỜNG THCS HOÀ ĐỊNH TÂY 7 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong các mẫu vật tự nhiên thì vật sống, mẫu tươi có kích thước, màu sắc tự nhiên có giá trị sư phạm cao. Thực tế không phải bao giờ cũng có vật sống, gặp phải trường hợp này phải thay bằng mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu ép khô....Đối với vật quá nhỏ, có kích thước hiển vi phải tổ chức xem trên kính. Khi hướng dẫn học sinh quan sát tiêu bản hiển vi thì cần có hình vẽ kèm theo, nêu rõ độ phóng đại khi quan sát học sinh dễ hình dung được kích thước thực của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên thường được sử dụng để dạy các kiến thức có tính chất mô tả về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, đồng thời cũng để dạy các khái niệm bằng con đường quy nạp thông qua phân tích, so sánh một số dấu hiệu chung, tách ra các dấu hiệu bản chất của một nhóm đối tượng nghiên cứu. Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần theo một thứ tự nhất định. Chẳng hạn khi quan sát một cơ quan, một cơ thể nên đi từ ngoài vào trong, từ quan sát sơ bộ đến phân tích chi tiết để tìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng cần nghiên cứu, rồi khái quát những tài liệu quan sát được hình thành các khái niệm, quy luật sinh học. 2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các vật tượng hình: Mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ... Khi các vật tự nhiên không có sẵn hoặc quá to, quá nhỏ thì người ta thường dùng mô hình để thay thế. Các mô hình thường phản ánh được cấu tạo khái quát và cho phép hình dung được cấu trúc không gian đã được phóng to hoặc thu nhỏ so với kích thước thực. Bài dạy có mô hình đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, mô hình đưa ra đúng lúc đúng cách, được đặt ở vị trí thuận lợi cho cả lớp quan sát, gồm các bước sau: - Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên mô hình, nêu rõ mục tiêu quan sát hay thao tác với mô hình - Bước 2: Khai thác nội dung mô hình. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ mô hình. Sau đó nhấn mạnh nội dung nào trên mô hình cần quan tâm để có câu hỏi tập trung chú ý hay giải thích mô hình - Bước 3: Rút ra kết luận từ việc quan sát hay thao tác với mô hình. Vật thật (hoặc tranh vẽ giống vật thật) có ưu thế như đã nêu trên, nhưng nhiều khi lại quá phức tạp, có những chi tiết không cần thiết thì loại bỏ để tập trung vào các chi tiết dấu hiệu chính. Gặp trường hợp này nên sử dụng các sơ đồ lôgíc hoặc tranh dạng sơ đồ. Sơ đồ thường được sử dụng để trình bày các mối quan hệ giữa các hiện tượng trong quá trình sinh học, các cơ chế sinh lí, sinh hóa. Trong dạy học sinh học, biểu đồ một hình thức trực quan hóa các mối quan hệ số lượng cũng hay được sử dụng. Hình vẽ trên bảng của thầy là một hình thức trực quan, cũng có giá trị dạy học cao vì nó cho phép học sinh theo dõi dễ dàng bài giảng. Hình thức này rất phổ biến trong dạy học, thầy vừa nói vừa vẽ dẫn dần một cấu trúc, một sơ đồ về các mối quan hệ, các cơ chế sinh lí, sinh hóa, các quá trình sinh học. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV: VÕ THỊ THU GIANG TRƯỜNG THCS HOÀ ĐỊNH TÂY 9 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nội dung đề cập trong sách giáo khoa sinh học được thể hiện qua hai hệ thống kênh hình và kênh chữ. Tuy nhiên, với quan điểm dạy học mới, cũng như quan điểm viết sách giáo khoa, chức năng của hai loại kênh hình và kênh chữ có sự khác nhau so với sách giáo khoa sinh học trước đây. Trong đó, kênh chữ là phần giới thiệu nội dung của bài học và hệ thống các câu hỏi nhằm giúp học sinh tìm kiến thức ở kênh hình. Nhìn chung hệ thống câu hỏi đặt ra đã phần nào phản ánh được trọng tâm của nội dung bài học. Giữa câu hỏi và hệ thống kênh hình có mối quan hệ hữu cơ với nhau, giúp giáo viên sáng tạo phương pháp dạy học khai thác kênh hình nhằm tổ chức dẫn dắt học sinh đi tìm kiến thức của bài học. Cuối mỗi bài học còn có phần ghi nhớ nội dung bài học và hệ thống câu hỏi, bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học. Kênh hình được xem là nơi cung cấp các thông tin, qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý thông tin để tìm ra nội dung của bài học. Như vậy, kênh hình được xem là nguồn cung cấp kiến thức, vừa tạo điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện kỹ năng và giúp cho giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp tập trung vào người học được thuận lợi hơn. 2.6 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua mô hình. * Ý nghĩa: - Mô hình là hình ảnh thu nhỏ một đối tượng nào đó, nhằm phản ánh những đặc trưng của sự vật hiện tượng. Trong quá trình dạy học, có nhiều nội dung giảng dạy mới mà học sinh rất khó tưởng tượng, nhưng được giáo viên và các nhà giáo dục xây dựng thành các mô hình ( bằng các ký hiệu riêng ). Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu các sự vật hiện tượng một cách cụ thể, chính xác và tiếp thu bài học được nhanh. - Việc sử dụng các phương tiện trực quan vào trong bài giảng sinh học có một ý nghĩa quan trọng, bởi học sinh có thể quan sát được một phần nhỏ các đối tượng xung quanh, còn phần lớn các đối tượng khác các em không có điều kiện quan sát trực tiếp. Học sinh chỉ có thể hình dung được nhờ vào các phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: vừa là đồ dùng để minh hoạ, vừa là nguồn cung cấp kiến thức, nếu vận dụng nó như một nguồn tri thức cho học sinh khai thác trong quá trình học tập việc sử dụng các phương tiện trực quan có thể coi như một phương pháp. Còn nếu sử dụng nó như một đồ dùng để minh hoạ, thì đó chỉ là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng lời. - Trong chương trình sinh học có rất nhiều nội dung kiến thức, những sự vật hiện tượng mà trong cuộc sống các em chưa từng gặp, do đó học rất khó tưởng tượng khi tiếp thu kiến thức. Những nội dung này khi giảng dạy được giáo viên đưa lên bằng các hình ảnh, mô hình, tranh ảnh, đèn chiếu . Tạo nên bức tranh sinh động, thu hút hứng thú học tập của học sinh và kết quả học tập của các em được chắc chắn đạt được cao hơn với dùng hình thức minh hoạ. - Do yêu cầu tính chất của các mô hình và đặc điểm tư duy nhận thức của học sinh, việc vận dụng mô hình vào giảng dạy đối với học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên để giáo viên sử dụng tốt hệ thống mô hình sinh học vào trong bài giảng, cần chú ý ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV: VÕ THỊ THU GIANG TRƯỜNG THCS HOÀ ĐỊNH TÂY 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_tien_truc_quan_trong_da.doc
to bia.doc