Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9

doc 25 trang giaoanhay 01/06/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9
 Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9
 MỤC LỤC
 ***** 
 NỘI DUNG TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.Lý do chọn đề tài 2,3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.Phương pháp nghiên cứu 3,4
6.Nội dung đề tài thực hiện 4
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
1.Cơ sở pháp lí 4
2.Cơ sở lí luận 4
3.Cơ sở thực tiễn 5
Chương II: Thực trạng của đề tài 5
1.Khái quát phạm vi 5
2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu 5,6
3.Nguyên nhân của thực trạng 6
Chương III:Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 6
1.Cơ sở đề xuất các giải pháp 6,7
2.Các giải pháp chủ yếu 7,8,9
3.Tổ chức triển khai thực hiện 9,10,11,12,13,14,15
Chương IV: Kết quả của đề tài nghiên cứu 15
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15,16
DANH MỤC TÀI LIỆU 17
Phần đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng 18
Phần đánh giá, xếp loại của Ban giám khảo hội thi 19
 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 1 Trường THCS Trần Hào Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9
động giao tiếp của mình. Đó là lý do mà tôi mạn phép viết đề tài " Rèn luyện kỹ năng 
đọc hiểu môn Tiếng Anh 9"
2.Mục đích nghiên cứu:
a. Mục đích chung:
 Đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại 
ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Đối với học sinh lớp 9 , thông qua việc đọc hiểu 
các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin 
cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ Tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các 
em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc 
sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu 
hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kỹ năng 
đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu 
dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS Trần 
Hào tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn 
chế. Điều này ảnh hưởng đến qúa trình học Tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được 
những khó khăn và hạn chế này giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, 
phương pháp dạy đọc hiểu Tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 9. Do đó tôi 
chọn đề tài rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh 9 là mục đích nghiên cứu 
chung.
b. Mục đích riêng:
-Giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trong qúa trình đọc hiểu.
-Giúp học sinh thực sự chủ động, tích cực trong tư duy để giải quyết vấn đề trong các 
kỹ năng nghe ,nói, đọc , viết và từ đó sản sinh ra lời nói.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: HS khối lớp 9 bậc THCS
b. Phạm vi nghiên cứu: HS Trường THCS Trần Hào
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về những phương pháp, thủ thuật và các bước dạy đọc hiểu các bài khóa 
trong chương trình tiếng Anh lớp 9.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS . Từ 
đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp mới .
- Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Phương pháp trực quan sinh động ( tranh ảnh, hình chụp, vật thật) 
-Phương pháp dùng lời (giảng giải ngắn gọn, gợi ý nhẹ dễ hiểu, đặt tình huống thật, giả 
gần với cuộc sống thực của người học ) 
-Phương pháp quan sát: Giáo viên thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự 
giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 
 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 3 Trường THCS Trần Hào Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9
 ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã 
được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên 
tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo 
quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có 
hiệu quả. 
3.Cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay có nhiều sách tham khảo cũng như giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ bỗ 
trợ tích cực giảng dạy theo phương pháp đổi mới của giáo viên dạy ngoại ngữ. Bên 
cạnh đó, hàng năm PGD, Sở GD & ĐT cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuẩn 
kiến thức kỹ năng. Báo cáo chuyên đề hay tổ chức các đợt hội giảng. Nhằm giúp đội 
ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tiếp cận, sử dụng phương pháp mới hiệu quả nhất. 
Tuy nhiên giáo viên ở các trường không thể vận dụng rập khuôn cho mọi điều kiện thực 
tế giảng dạy, mà đòi hỏi giáo viên phải biết chọn lọc để thực hiện cho phù hợp với trình 
độ học sinh, lứa tuổi , cở sở vật chất trường lớp.
 Xuất phát từ thực tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo các 
sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và đã tìm ra một 
số thủ thuật để áp dụng trong phần Read môn Tiếng Anh lớp 9 .Và ở chừng mực nào 
đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan, học sinh đã vận dụng ngôn ngữ tốt 
hơn, sau bài học các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên hệ đến thực tế để trình bày 
vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi 
bài học.
Ơ
Chương II. Thực trạng của đề tài nguyên cứu
1. Khái quát phạm vi:
 Trường THCS Trần Hào chúng tôi thuộc khu vực vùng nông thôn,. Học sinh hầu 
hết là con em của gia đình nông dân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên chất 
lượng đầu vào thấp, nhiều em còn yếu ở môn tiếng Anh. Nhiều học sinh cảm thấy sợ 
khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh 
thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc 
hiểu tổng quát theo ý trong bài. Nói một cách khác là học sinh có khuynh 
hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới, trong khi lại hạn 
chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa và khả năng suy luận. Để giúp 
học sinh tiếp thu tốt nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tế, ngoài việc hướng dẫn 
học sinh làm bài tập, tôi nghĩ cũng cần tạo cho học sinh hưng phấn và hứng thú để học 
sinh tích cực tham gia vào bài học cũng như tiếp thu kiến thức. Muốn vậy, cách tốt nhất 
là giáo viên áp dụng các thủ thuật phù hợp từng dạng bài đọc hiểu, từng điểm ngữ pháp 
đã học để củng cố kiến thức cho học sinh.
2.Thực trạng của đề tài nguyên cứu:
a. Thuận lợi:
-Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy hiện nay tương đối đầy đủ( có phòng 
CNTT)
 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 5 Trường THCS Trần Hào Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9
-Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ SGK, sách giáo viên vì chúng là 
cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. Việc 
nghiên cứu kỹ SGK, sách giáo viên sẽ giúp cho giáo viên tổ chức điều khiển 
tiết dạy đọc đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các 
hoạt động một cách khoa học.
-Nghiên cứu mục đích, yêu cầu của tiết dạy:
-Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy đọc (Reading techniques) một cách 
linh hoạt và phù hợp với từng loại bài đọc.
Việc lựa chọn kỹ thuật dạy đọc phải được xác định trên căn cứ là nội dung của 
tiết dạy, đặc điểm đối tượng học sinh, điểm mạnh, điểm yếu, vốn kiến thức và 
kỹ năng đã có. Các dạng bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, những bài tập câu 
hỏi nào dành cho học sinh yếu, bài nào dành cho học sinh TB, khá, giỏi.
-Phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy, và cho từng giai đoạn trong tiến trình 
dạy đọc gồm 3 giai đoạn:
 + Giai đoạn trước khi đọc (Pre - Reading)
 + Giai đoạn trong khi đọc (While – Reading)
 + Giai đoạn sau khi đọc hay giai đoạn luyện tập (Post - Reading)
Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy đọc đặc trưng phù hợp với từng giai 
đoạn đó.
2.Các giải pháp chủ yếu:
 Trong các tiết dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh đối với học sinh THCS nói 
 chung và học sinh lớp 9 nói riêng, giáo viên cần chia việc dạy đọc thành 03 giai đoạn: 
 trước khi đọc (Pre- reading), trong khi đọc (While- reading) và sau khi đọc (Post -
 reading).
Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học cho tiết dạy đọc cùng với 
phương pháp và những thủ thuật dễ hiểu...
- Sử dụng máy cassette:
Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng 
khi mất điện.
Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác.
Tuyệt đối không để học sinh tự sử dụng nếu chưa được hướng dẫn.
Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn 
- Sử dụng tranh minh họa:
Kênh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo 
chương trình mới là có nhiều tranh minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các 
tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng 
trong tất cả các bài học.
Tranh hình minh hoạ: (tự tạo hoặc mua, sưu tầm) để giới thiệu và luyện tập 
bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh hoạ phải đảm bảo tính 
 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 7 Trường THCS Trần Hào Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh 9
Học sinh cần phải đọc đoạn văn để lấy thông tin, sau đó hoàn thành đọc tóm tắt 
nói về nội dung của đoạn văn:
- Select a summary/a tilte:
- Find new words for old:Học sinh phải đọc bài và chọn ra những từ hoặc cụm 
từ trong bài có nghĩa tương đương hoặc trái nghĩa với từ hoặc cụm từ sẵn có.
-Role play, interview
 Phối hợp các kỹ năng từ đọc sang nói (integrated skills from reading to 
speaking). 
- KWL (Knew – Want to know - Learn)
 Ở dạng bài này, học sinh được phát triển học tập “KWL”. Học sinh có thể 
làm việc cá nhân hoặc nhóm. Học sinh điền các thông tin trên phiếu học tập 
như sau:
 K (Knew) W (Want to know) L (Learn)
 .. . .
 Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung 
bài học. Sau đó viết vào cột W những gì muốn biết về nội dung bài học. Sau 
khi kết thúc bài học, học sinh viêt vào cột L những gì đã học được.
 3.Tổ chức triển khai thực hiện:
 a)Giai đoạn trước khi đọc(Pre-reading)
 Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các 
dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt 
câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài khóa. Giáo 
viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý 
luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương 
tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang 
việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn.
-Trong sách tiếng Anh lớp 9 một số bài đọc hiểu có kèm theo tranh, ảnh, giáo viên cần 
phải sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung của bài 
đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện 
trong bài
b)Giai đoạn trong khi đọc (While-reading)
 Giai đoạn này giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của từng đối tượng 
qua thủ thuật gợi ý một số hoạt động liên quan đến nội dung bài học. Đây là lối mở để 
dẫn dắt học sinh vào bài một cách tự nhiên, không gò bó và cơ bản giúp các em nắm bắt 
nội dung thấu đáo hơn. Ở giai đoạn này, giáo viên nên tổ chức lớp học hoạt động theo 
cặp nhóm để 
phát huy tính tích cực và chủ động của bản thân. Cũng nhờ thế mà không khí lớp học 
được thay đổi từ thụ động sang sơi nổi và cuốn hút. Trong giai đoạn này giáo viên đưa 
ra câu hỏi hoàn chỉnh yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để đưa ra quyết định câu 
đúng hay sai so với nội dung bài học (true-false quiz). Cũng có thể giáo viên nêu lên 
 Tên tác giả: Phạm Thị Mai 9 Trường THCS Trần Hào

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_doc_hieu_mon_tieng_a.doc