Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài luyện nói trong phần tập làm văn của môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài luyện nói trong phần tập làm văn của môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài luyện nói trong phần tập làm văn của môn Ngữ văn

. Chuyªn ®Ò: “D¹y bµi luyÖn nãi trong phÇn TËp lµm v¨n cña m«n Ng÷ v¨n” . PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HOÀ TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO TỔ: NGỮ VĂN ------ Chuyên đề DẠY BÀI LUYỆN NÓI TRONG PHẦN TẬP LÀM VĂN CỦA MÔN NGỮ VĂN -------------------- Hoà Quang Nam, tháng 01 năm 2014 Tæ Ng÷ V¨n 1 Trêng THCS TrÇn Hµo . Chuyªn ®Ò: “D¹y bµi luyÖn nãi trong phÇn TËp lµm v¨n cña m«n Ng÷ v¨n” . II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1) Thuận lợi: - Với đối tượng là học sinh THCS, các em có vốn từ vựng tương đối phong phú, có năng lực giao tiếp tương đối khá. HS được học tập và rèn luyện nhiều về kiến thức và kĩ năng nói qua phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học và trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt qua các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp giúp cho các em có dịp được rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện mình. - BGH trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng giảng dạy và học tập. Thường xuyên tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp hỗ trợ việc nâng cao chất lượng dạy và học. - Giáo viên trong tổ nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều năm giảng dạy, có quan hệ gần gũi, than thiện với HS. - Cơ sở vật chất từ phòng lớp, bàn ghế, các phương tiện, trang bị phục vụ dạy học từng bước được cải thiện. 2) Khó khăn: - Thực tế những năm gần đây cho thấy HS ở vùng nông thôn nói chung và ở trường Trần Hào nói riêng, tỉ lệ HS học yếu môn Ngữ văn còn nhiều, HS chậm tiến bộ, kĩ năng nói và viết văn còn nhiều hạn chế. - Hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo, chưa biết trình bày văn nói một cách lưu loát. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. HS chưa có tính cầu tiến, còn lơ là trong học tập. Từ đó dẫn đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn. Kĩ năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề, kĩ năng lập dàn bài của HS còn nhiều hạn chế, dẫn đến có khi nói không đúng yêu cầu của đề ra. Kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn của HS còn hạn chế, diễn đạt không rõ ràng, mạch lạc, ngữ điệu nói không phù hợp (nói như đọc, không biểu lộ tình cảm, cảm xúc khi nói), không có cử chỉ, điệu bộ thích hợp, chủ yếu nhìn vào bài để đọc. Phần lớn HS chưa chủ động và tự tin khi nói trước đám đông, nhất là HS ở vùng nông thôn, cứ đến giờ luyện nói là các em lo lắng, băn khoăn, rụt rè, chỉ sợ mình bị giáo viên gọi lên nói trước lớp. - Lớp học thường quá đông, thời gian một tiết học chỉ có 45 phút nên việc tạo điều kiện cho nhiều HS trong lớp được nói trong tiết luyện nói là rất khó thực hiện. Thường những HS học tốt thì chuẩn bị bài kĩ, mạnh dạn xung phong lên trình bày trong các giờ luyện nói. Còn những HS học yếu thì ít chịu chuẩn bị bài và nhút nhát không dám lên trình bày nên ít có cơ hội được nói, được rèn luyện kĩ năng nói. - Một số ít GV còn rất băn khoăn khi dạy loại bài rèn luyện kĩ năng nói cho HS. Trong các tiết dạy chuyên đề và thi GV giỏi các cấp thì gần như chưa có GV nào dạy kiểu bài rèn luyện kĩ năng nói cho HS. - SGV, các tài liệu tham khảo của GV chưa có những định hướng cụ thể chi tiết cho loại bài này và ngay cả băng hình mẫu về giờ dạy luyện nói cũng chưa có, chưa có tiết hội thảo chuyên đề về dạng bài này . Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn nói chung và rèn luyện có hiệu quả kĩ năng nói trong TLV nói riêng, là một yêu cầu mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. Một trong những đề xuất để thực hiện tốt yêu cầu đó là đưa ra một số giải pháp về dạy bài luyện nói trong phần TLV của môn Ngữ văn. Tæ Ng÷ V¨n 3 Trêng THCS TrÇn Hµo . Chuyªn ®Ò: “D¹y bµi luyÖn nãi trong phÇn TËp lµm v¨n cña m«n Ng÷ v¨n” . a) Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:Là buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất ? Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam ? Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao ? b) Nội dung ý kiến của em:Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam (khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam, quan hệ của bạn Nam,)như thế nào ? Những lí lẽ và dẫn chứng nào em dùng để khẳng định bạn Nam là một người bạn rất tốt ? Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè là gì ? - Biết tổ chức giờ luyện nói sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng HS. GV bằng mọi cách phải tạo cho HS nói nhiều. GV chỉ gợi ý, không nói thay cho HS, phải yêu cầu HS nói chứ không phải đọc. Hình thức tổ chức giờ luyện nói rất có ý nghĩa trong việc tạo nên không khí sôi động cho lớp học, tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt và thụ động của HS. Hình thức thay đổi cũng phải phù hợp với đối tượng và tình huống xảy ra ở đầu giờ. Nhìn chung, có những hình thức tổ chức như sau: • HS luyện nói trước lớp → GV và HS chuẩn bị dàn ý theo đề bài đã định sẵn. • Trao đổi theo nhóm hay tranh luận ở tổ → GV chuẩn bị những gợi ý có tác dụng khơi gợi, tạo tình huống kích thích sự tranh luận của HS. - Đối với đối tượng là HS yếu, GV nên cho nhiều em trình bày một phần hoặc một ý trong dàn bài, không nên cho một HS trình bày hết bài hoặc cả một ý lớn. - Nếu HS thụ động, không tự giác giơ tay, GV có thể chỉ định HS đứng lên trình bày ý kiến của mình, không nên nói thay cho HS. - Trong giờ luyện nói, phần làm việc chính là ở HS, nhưng GV có một vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển và theo dõi để hướng dẫn HS hoạt động tốt. GV yêu cầu HS phải chú ý nghe bạn nói, biết chọn lọc ghi chép ngay vào giấy những ý hay hoặc những lỗi mà bạn có để phát biểu ý kiến nhận xét về bài nói của bạn. GV đặt những câu hỏi gợi ý như: Em thấy phần trình bày của bạn như thế nào ? Ngữ điệu có phù hợp không ? Trong quá trình nói, bạn có chú ý đến người nghe không ? Bài nói của bạn có phù hợp với yêu cầu của đề bài không ? Có những ý nào hay em cần phải học hỏi ? Có những sai sót nào trong bài nói của bạn em cần góp ý xây dựng ? v.v - Trước khi HS luyện nói, GV phải kiểm tra kĩ việc chuẩn bị bài ở nhà của HS để có hướng tổ chức giờ học cho tốt. - Mỗi một giờ luyện nói về kiểu bài nào, GV cũng nên cho HS nhắc lại đặc trưng và dàn bài của kiểu bài TLV đó để HS một lần nữa đối chiếu, xác định lại những ý mình định trình bày. b) Yêu cầu đối với học sinh: - Phải nắm kỹ đặc trưng của từng kiểu bài TLV, nắm vững kĩ năng lập dàn ý. - Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV. - Phải nói theo dàn bài đã chuẩn bị trước (HS chuẩn bị ở nhà) và cần phải thể hiện được: + Bài nói thường ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, xoáy vào những ý quan trọng đã chuẩn bị, tránh loanh quanh, dài dòng khiến người nghe không hiểu mình nói gì. + Nội dung bài nói rõ ràng , mạch lạc, bố cục các phần chặt chẽ . + Có ý tưởng hay, những chi tiết nổi bật, thu hút sự chú ý của người nghe. Nội dung bài nếu chung chung, sẽ dễ khiến người nghe chán. + Cách diễn đạt ngôn ngữ cần giản dị, rõ ràng, tự nhiên. + Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước lớp. Khi nói cần có thái độ bình tĩnh, tự tin làm chủ bài nói, tránh ấp úng hay vội vàng, không nói quá to hoặc nói quá nhỏ, không nói quá nhanh hoặc nói quá ề à. Đặc biệt không được nhìn vào bài làm để đọc một mạch từ đầu đến cuối. Tæ Ng÷ V¨n 5 Trêng THCS TrÇn Hµo . Chuyªn ®Ò: “D¹y bµi luyÖn nãi trong phÇn TËp lµm v¨n cña m«n Ng÷ v¨n” . Ví dụ: Khi dạy bài luyện nói “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng” (tiết 54, Ngữ văn 8), (Bài này có thể cho HS đóng vai là nhân viên bán hàng giới thiệu cái phích nước trước khách hàng) yêu cầu HS thứ nhất chỉ nói về cấu tạo cái phích nước, đến HS thứ hai nói về cách sử dụng và bảo quản, gọi HS thứ ba nói về mẫu mã , giá cả Hoặc khi dạy bài “Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm” (tiết 66, Ngữ văn 9), cho ba HS nói ba phần khác nhau trong một câu chuyện: Đóng vai Trương Sinh kể chuyện người con gái Nam Xương từ đầu cho đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ ”. HS thứ nhất đóng vai Trương Sinh kể từ đầu đến chàng Trương Sinh lên đường đi lính, HS thứ hai kể từ đoạn Trương sinh trở về và nghe lời con nói, HS thứ ba kể lại tâm trạng ân hận của chàng khi hiểu ra sự thật. Việc chia từng phần cho HS nói người GV cũng cần lưu ý : Phải yêu cầu các em chuẩn bị nói từng phần ở nhà và phải kết hợp với các bạn trong nhóm của mình chia ra từng phần sẽ nói của mỗi người. Làm như vậy phần nói của từng HS sẽ không bị rời rạc với bố cục chung của bài . - Tạo không khí cởi mở trong giờ luyện nói để HS tự tin , thoải mái khi nói . - Động viên kịp thời (nhận xét bổ sung, khen thưởng,) khi HS hoàn thành phần nói của mình. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Tóm lại: Giờ luyện nói là bước chuẩn bị quan trọng trước khi làm bài viết TLV của HS. Việc thực hiện dạy và học có đạt kết quả cao hay không, không chỉ là do sự chuẩn bị bài của GV và HS, do sự sáng tạo trong phương pháp chọn lựa đề tài, hình thức tổ chức và tạo dựng tình huống của GV mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của những tiết rèn luyện kĩ năng từng bộ phận đã học ở phân môn TLV; còn phụ thuộc vào việc trau dồi kiến thức của HS trong đời sống và trong những bộ môn văn hóa khác. Vì vậy, trước hết GV phải phương pháp sáng tạo, có óc tổ chức tốt, có sự hiểu biết rõ về đối tượng HS để có phương án cải tiến giáo dục theo hướng tích cực hóa cho phù hợp, tạo được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú của HS trong học tập. Có được như vậy thì không chỉ thành công trong giờ dạy bài luyện nói mà còn thành công trong các loại bài rèn luyện kĩ năng khác của bộ môn Ngữ văn. Bằng cách này, chúng ta có thể luyện cho các em được nói trong các giờ, các khối lớp theo đúng trình độ của các em. Mỗi giờ luyện nói ở các lớp 6, 7, 8, 9 là khác nhau ở mức độ yêu cầu. Mức độ yêu cầu ngày càng nâng cao hơn, hoàn thiện hơn, để đến lớp 9 các em có một trình độ thuyết trình nhất định. Tuy nhiên đây là ý kiến của một tập thể nhỏ, dù thế nào cũng chỉ là chủ quan, chắc chắn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi rất mong có được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn khi dạy về kiểu bài luyện nói trong phân môn Tập làm văn. Qua đây, chúng tôi cũng rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: * Về phía nhà trường: Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Văn, sắp xếp để các em HS có điều kiện tham khảo, nghiên cứu. Có thể mua thêm máy chiếu để việc giảng dạy thuận lợi hơn. * Về phía lãnh đạo phòng giáo dục: Nên tăng cường mở các hội nghị chuyên đề trao đổi về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vùng nông thôn. Hòa Quang Nam, ngày 8 tháng 01 năm 2014 Người viết Tập thể giáo viên tổ Ngữ văn Tæ Ng÷ V¨n 7 Trêng THCS TrÇn Hµo
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_bai_luyen_noi_trong_phan_tap_lam_v.doc