Ôn tập trọng tâm các kiến thức học kì II Ngữ văn 8
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập trọng tâm các kiến thức học kì II Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập trọng tâm các kiến thức học kì II Ngữ văn 8

ÔN TẬP TRỌNG TÂM CÁC KIẾN THỨC HỌC KÌ II NGỮ VĂN 8 A. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1.Nhớ rừng 2.Ông đồ 3.Quê hương 4.Khi con tu hú 5.Tức cảnh Pác Bó 6.Ngắm trăng. 7.Đi đường 8.Chiếu dời đô 9.Hịch tướng sĩ 10.Nước Đại Việt ta 11.Bàn luận về phép học. 12.Thuế máu. 13.Đi bộ ngao du. 14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục * Yêu cầu: - Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản. II. Phần Tiếng Việt: 1. Câu nghi vấn. 2. Câu cầu khiến. 3. Câu cảm thán. 4. Câu trần thuật. 5. Câu phủ định 6. Hành động nói. 7.Hội thoại. 8. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Yêu cầu: - Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn. III. Phần Tập làm văn. 1. Văn bản thuyết minh. 2. Văn bản nghị luận. * Yêu cầu: 9. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng Hịch Trần Hịch chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết tướn Quốc (Chữ chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận g sĩ Tuấn hán) xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 10 Nước Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Nguyễn Cáo Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất Việt Trãi nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có ta chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. 11 Bàn Nguyễn Tấu Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học luận Thiếp là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất về nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương phép pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi học với hành. 12 Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa Thuế Nguyễn Phóng thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến máu Ái Quốc sự tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát. 13 Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập Đi bộ Ru-xô Tiểu luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực ngao thuyết tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này du còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. 14 Ông Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e Giuố Mô-li-e Kịch được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng c- của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười đanh sảng khoái cho khán giả. mặc lễ phục - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) - Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) - Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp) 3. Hội thoại. *Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: - Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) . - Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời . * Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. * Trật tự từ trong câu có tác dụng : - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. PHẦN TẬP LÀM VĂN HS chú ý hai kiểu văn băn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh và Nghị luận. 1. Dàn ý chung cho văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh. b. Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó). c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai 2. Văn nghị luận: a.Nghị luận chứng minh: -Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài tập1: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tưởng người tù Cách mạng; trong đoạn văn có sử dụng 1 trường từ vựng chỉ thiên nhiên và 1 thán từ. Bài tập 2: Viết đoạn văn chủ đề “ An toàn mùa dịch covid-19”. Trong đoạn văn có các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. Chỉ rõ từng kiểu câu thể hiện ở đoạn văn. Bài tập 3: Viết đoạn văn chủ đề “Lòng nhân ái ”. Chỉ rõ từng hành động nói thể hiện trong đoạn văn. Bài tập 4: Cảm nhận bài thơ “ Ngăm trăng” của Hồ Chí Minh. Bài tập 5: Viết đoạn hội thoại giữa em với bạn đang trao đổi vấn đề tự học khi nghỉ chống dịch covid-19 Bài tập 6: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Bài văn mẫu: Một quốc gia không thể nào lớn mạnh nếu như không có một người lãnh đạo tài giỏi. Thông qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước. Người lãnh đạo không chỉ là người có tài thao lược mà còn là người biết nhìn xa trông rộng. Họ có khả năng phán đoán tình hình, đưa ra những nhận định đúng. Họ không bao giờ nghĩ cho mình mà lúc nào cũng nghĩ cho người khác. Mở đầu văn bản “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trong khi đó, Trần Quốc Tuấn lại là nêu gương những vị anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước, vì chủ tướng như Kỉ Tín, Dự Nhượng, Do Vu, Qua đây, chúng ta thấy được cả hai người lãnh đạo Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều biết ôn lại quá khứ để tiên đoán chuyện tương lai. Nếu không biết noi gương người đời xưa để học tập thì khó mà thành công được. Chạn như nhà Đinh, nhà Lê năm xưa vì không noi theo dấu cũ Thương Chu, cố thủ ở Hoa Lư nên thời vận đất nước mới gặp nhiều trắc trở. Trắc trở như chính địa hình núi rừng nơi đang đặt kinh đô. Đó là lý do vì sao triều vận của hai nhà Đinh Lê ngắn ngủi, đời sống của nhân dân gặp nhiều cơ cực. Lý Công Uẩn đã nhìn ra điều đó và rút ra bài học sâu sắc cho triều đại của mình. Vị vua đầu tiên của thời Lý cho cho thấy tầm nhìn lãnh đạo của một người anh minh. Đối với một đất nước, lựa chọn nơi để đặt kinh đô là vô cùng quan trọng. Đến thời của ông, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế của một kinh đô nữa. Vì vậy rời đi là việc làm đúng đắn. * Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi * Phương pháp đọc sách - Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc - Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích - Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống. C. Kết bài - Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách Bài tập 9: Hình ảnh Bác hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng” “Đi đường” “Tức cảnh Pác Bó” A. Mở bài : -Dẫn dắt, giới thiệu về 3 bài thơ có trong đề. - Giới thiệu hình ảnh của Bác qua 3 bài thơ: Hoà nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên; luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, có nghị lực phi thường. B. Thân bài: - Lần lượt làm rõ nội dung các luận điểm: +Yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên ( dẫn chứng và phân tích dẫn chứng ) + Có tinh thần lạc quan ( lấy dẫn chứng và phân tích ) + Nghị lực phi thường ( lấy dẫn chứng và phân tích ) C Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề. Nêu cảm xúc, suy nghĩ. Bài tập 10: Viết bài văn kêu gọi mọi người cùng chung tay chống dịch covid- 19. A. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận “ Vấn đề phòng chống dịch bệnh covid_19” đang là vasn đề cấp bách, nóng hổi toàn cầu. B. Thân bài: -Khái niệm dịch bệnh covid_19. - Thực trạng dịch bệnh covid_19hiện nay. - Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch bệnh covid_19. - Hậu quả dịch bệnh covid_19 để lại -Lời kêu gọi, cách phòng tránh dịch bệnh covid_19. C. Kết bài: Khẳng định vấn đề. Nhấn mạnh đây là vấn đề cấp thiết toàn cầu vì vậy mọi người hãy ý thức..... Liên hệ bản thân là học sinh làm gì đề cùng Tổ quốc phòng chống dịch bện covid- 19.
File đính kèm:
on_tap_trong_tam_cac_kien_thuc_hoc_ki_ii_ngu_van_8.docx