Ôn tập Hóa học 9 - Chủ đề 2: Dầu mỏ, khí thiên nhiên – nhiên liệu

doc 3 trang giaoanhay 24/06/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa học 9 - Chủ đề 2: Dầu mỏ, khí thiên nhiên – nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Hóa học 9 - Chủ đề 2: Dầu mỏ, khí thiên nhiên – nhiên liệu

Ôn tập Hóa học 9 - Chủ đề 2: Dầu mỏ, khí thiên nhiên – nhiên liệu
 CHỦ ĐỀ 2: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN – NHIÊN LIỆU
 Thời gian học sinh tự học: 1tuần (Từ 20/4/2020 đến 25/4/2020)
 (Phần bài ghi vở để học)
I. Dầu mỏ:
 1/ Tính chất vật lí: (SGK)
Dầu mỏ l chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
 2/ Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:
Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn ở sâu trong lòng đất, tạo thành mỏ dầu. 
Mỏ dầu có 3 lớp :
 + Lớp khí ở trên (thành phần chính là CH4) 
 + Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa.
 + Lớp nước mặn ở dưới đáy.
Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác
Khai thác dầu mỏ: khoan những giếng dầu, do áp suất lớn dầu sẽ phun lên hoặc dùng bơm để hút.
3/ Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
 Chưng cất dầu mỏ: Ỏ những khoảng nhiệt độ khác nhau, người ta thu được những sản phẩm khác 
nhau: xăng, dầu hỏa, dầu điezen, mazut . . . Quá trình này xảy ra trong tháp chưng cất
 Cracking dầu mỏ: Bẻ gãy mạch cacbon để thu thêm xăng và một số chất khác
 Dầu nặng Cracking Xăng + H2 khí
II. Khí thiên nhiên :
Mỏ khí thiên nhiên nằm trong lòng đất, thành phần chủ yếu là khí Metan
IV. Dầu mỏ & khí thiên nhiên ở VN: (SGK)
1. Nhiên liệu là gì ?
- Nhiên liệu là những chất cháy được , khi cháy tỏa nhiệt & phát sáng (Than, củi, dầu, khí ga . . .)
– Nguồn gốc:
 + Có sẵn trong tự nhiên: than củi, dầu mỏ.
 + Một số nhiên liệu được điều chế từ các nguồn nhiên liệu có trong tự nhiên: cồn đốt, khí gas.
2. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
 Than gầy
 Than mỏ Than mỡ
-Nhiên liệu rắn (Than non)
 Than bùn
 Gỗ
 Xăng, dầu . . .
-Nhiên liệu lỏng
 Rượu 
 (Các em xem kỹ bài này, sau này sẽ áp dụng giải các bài tương tự)
 Bài 1/132 (SGK) 
 Câu a đúng, câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. 
 Câu c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư.
 Bài 2/132 (SGK
 Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, 
khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
 Bài 3/132 (SGK
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy.
 Bài 4/132 (SGK
 Trường hợp b đèn bóng dài sẽ cháy sáng hơn và ít muội hơn vì lượng không khí được hút vào nhiều 
hơn nên dầu sẽ được đốt cháy hoàn toàn.

File đính kèm:

  • docon_tap_hoa_hoc_9_chu_de_2_dau_mo_khi_thien_nhien_nhien_lieu.doc