Ôn tập Địa lí 9 - Tiết 48 đến 51

docx 4 trang giaoanhay 05/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí 9 - Tiết 48 đến 51", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí 9 - Tiết 48 đến 51

Ôn tập Địa lí 9 - Tiết 48 đến 51
 Tiết 48, 49 ĐỊA LÍ TỈNH PHÚ YÊN (tiếp theo) NS:8/4/15
 (ĐỊA LÍ DÂN CƯ – KINH TẾ PHÚ YÊN)
I. MỤC TIÊU: ND:13/4/1514
 1. Kiến thức 
 - Biết được số dân, sự phân bố dân cư ,gia tăng dân số,cơ cấu dân số của tỉnh .Đánh giá 
được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát triển kinh tế xã hội
 - Giải thích vì sao có sự chênh lệch về kết cấu dân số và sự phân bố dân cư giữa các huyện.
- Biết được tình hình phát triển các ngành kinh tế của tỉnh 
 2. Kĩ năng 
 - Biết cách phân tích và rút ra những nhận xét thông qua các số liệu, lượt đồ, bản đồ để biết 
đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh.
 3 Thái độ 
 - Có ý thức yêu mến quê hương, tình đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh 
 - Có trách nhiệm và khả năng phục vụ quê hương khi trưởng thành .
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Địa lí dân cư của tỉnh Phú Yên 
1. Số dân và sự gia tăng dân số:
- Số dân: 828.025 người (2002) và tăng liên tục theo các năm
2. Kết cấu dân số:
a. Kết cấu theo giới tính và độ tuổi
b. Kết cấu lao động và nghề nghiệp 
- Khu vực sản xuất vật chất: Lực lượng lao động chiếm 66%, không sản xuất vật chất chiếm 
34% 
3. Phân bố dân cư 
- Mật độ trung bình là 164 người/km2 (2002) nhưng phân bố không đều ,có 2 loại hình cư trú là 
:nông thôn và thành thị
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế (SGK)
II. Địa lí các ngành kinh tế:
1. Đặc điểm chung:
- Phú Yên là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỉ thuật, kết cấu 
hạ tầng còn yếu kém thiếu đồng bộ 
- Trong 10 năm (1989 – 1999) Phú Yên khắc phục khó khăn và từng bước chuyển đổi cơ cấu 
kinh tế cho phù hợp với quá trình CNH, HĐH
2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế 
a. Công nghệp 
 - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trương với tốc độ cao, tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp 
phân theo thành phần kinh tế không đều 
- một số khu công nghiệp ở Phú Yên : KCN Hòa Hiệp, KCN Đông Bắc Sông Cầu ,KCN An 
Phú 
 b. Nông, lâm, thủy sản 
 - Trong vòng 10 năm (1989-1999) có sự tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực và năng suất 
lúa đều tăng
c Dịch vụ
- GTVT và TTLL đang phát triển mạnh với nhiều dịch vụ Tiết 50, 51 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức 
 - HS nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của vùng Đông 
Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
 - Nắm được những vấn đề trọng tâm về phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường 
biển – đảo 
 2. Kĩ năng 
 - Củng cố KN vẽ và phân tích biểu đồ, KN tư duy, liên hệ, tổng hợp, so sánh.
 3 Thái độ 
 - Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế 
Đông Nam Bộ ?
- Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
- Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển mạnh các ngành dịch vụ ?
- Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp vùng ĐB sông Cửu Long.
- Các điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực ở ĐB sông Cửu Long.
- Các trung tâm kinh tế lớn ở ĐB sông Cửu Long.
- Những đặc điểm về dân cư xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Tại sao phải đặt vấn đề phát 
triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở Đồng bằng sông cửu 
Long? 
- Đặc điểm ngành khai thác và nuôi trồng, chế biến hải sản. ý nghĩa phát triển kinh tế và an ninh 
quốc phòng.
- Nhận xét và giải thích nghề làm muối ở DH Nam Trung Bộ.
- Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
- Kĩ năng át lát. Kĩ năng vẽ biểu đồ.
C. BÀI TẬP MẪU
Câu 1/ Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
 A/ Thành phố Hồ Chí Minh. B/ BÌnh Dương. C/ Long An. D/ Tây Ninh
Câu 2/ Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
 A/ Đất xám và đất phù sa. B/ Đất bazan và đất feralit
 C/ Đất phù sa và đất feralit. D/ Đất badzan và đất xám
Câu 3/ Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là
 A/ Dệt – may, da- giầy, gốm sứ. B/ Dầu khí, phân bón, năng lượng.
 C/ Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D/ Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 4/ Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
 A/ Điều B/ Cà phê C/ Cao su D/ Hồ tiêu
Câu 5/ Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là
 A/ Nghèo tài nguyên. B/ Dân đông. C/ Thu nhập thấp. D/ Ô nhiễm môi trường
Câu 6/ Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là
 A/ Toàn bộ diện tích là đồng bằng. B/ Ba mặt giáp biển.
 C/ Nằm ở cực Nam tổ quốc. D/ Rộng lớn nhất cả nước.
Câu 7/ Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long?

File đính kèm:

  • docxon_tap_dia_li_9_tiet_48_den_51.docx