Nội dung học tập Hóa học 9 - Chủ đề 1: Mở đầu hợp chất hữu cơ
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung học tập Hóa học 9 - Chủ đề 1: Mở đầu hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung học tập Hóa học 9 - Chủ đề 1: Mở đầu hợp chất hữu cơ

NỘI DUNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU HỢP CHẤT HỮU CƠ Thời gian học sinh tự học: 1tuần (Từ 23/3/2020 đến 28/3/2020) I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ - Hợp chất hữu cơ có ở xung quang chúng ta - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ : CO, CO2, H2CO3 & muối cacbonat) - VD: CH4, C2H6O, C2H4, C2H6, CH3Cl, C2H5O2N. - Hợp chất hữu cơ phân làm 2 loại: + Hiđrocacbon: Trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố C & H (VD: CH4, C2H4, C2H6). + Dẫn xuất hiđrocacbon: Trong phân tử ngoài 2 nguyên tố C & H còn có một số nguyên tố khác : Oxi, Nitơ, Clo . . . (VD: C2H6O, CH3Cl, C2H5O2N). II. Đặc điểm cấu tạo phân tử h/chất h/cơ: 1/ Hóa trị & liên kết giữa các nguyên tử: - Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, Hidro có hóa trị I, Oxi có hóa trị II. - Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một gạch nối ( – ) giữa 2 nguyên tử (Mỗi hóa trị tương ứng một dấu gạch – ) Có 3 loại liên kết: • Liên kết đơn ( – ) • Liên kết đôi ( = ) • Liên kết ba ( ) VD: Cacbon (C) có hóa trị IV: (xung quanh nó có 4 dấu gạch ngang) | – C – hoặc = C = hoặc – C | Hidro (H) có hóa trị I: – H Oxi (O) có hóa trị II. – O – hoặc = O 2/ Mạch cacbon: - Các nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhau thành mạch cacbon - Mạch cacbon : * Mạh thẳng: H H H H H C C C C H H H H H * Mạch nhánh Câu 4: Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng 1 chất? a. b. c. d. e. Câu 5: Hãy chỉ ra những chỗ sai trong các công thức sau và viết lại cho đúng. Câu 6: Hãy tính % khối lượng của C trong các hợp chất: CH2Cl2 Câu 7: Bài tập vận dụng Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Hướng dẫn: Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước → A chứa 2 nguyên tố C và H nH2O = 5,4/18 = 0,3 (mol) → nH = 2. 0,3 = 0,6 (mol) → mH = 0,6 (gam) → mC = 3 - 0,6 = 2,4 (gam) → nC = 2,4/12= 0,2 (mol) → nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3 → Công thức đơn giản nhất của A là (CH3)n Mà MA = 30 → 15n = 30 → n = 2 hay: (CH3)2 → CTPT của A là C2H6 Các bước lập công thức phân tử: Bước 1: Định lượng các nguyên tố trong A. - Tìm C: Dựa vào CO2 - Tìm H: Dựa vào H2O. - Tìm N: Dựa vào N2. mN = mN2 hoặc mN = nN2.28 - Tìm O: Dùng phương pháp loại suy. mO = a - (mC + mH + mN)
File đính kèm:
noi_dung_hoc_tap_hoa_hoc_9_chu_de_1_mo_dau_hop_chat_huu_co.doc