Kiến thức và ôn tập, kiểm tra Địa lý 6 - Từ tuần 22 đến tuần 37 - Võ Văn Tiến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức và ôn tập, kiểm tra Địa lý 6 - Từ tuần 22 đến tuần 37 - Võ Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và ôn tập, kiểm tra Địa lý 6 - Từ tuần 22 đến tuần 37 - Võ Văn Tiến

GIÁO VIÊN : VÕ VĂN TIẾN Trường THCS TRƯỜNG CHINH KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP , KIỂM TRA ĐỊA LÝ 6 Từ tuần 22 đến tuần 37 Tuần 22 : Bài 17 : Kiến thức cơ bản 1.Thành phần của không khí : -Thành phần của không khí : Khí Nitơ chiếm 78% ,khí ô xi chiếm 21% ,hơi nước và các khí khác : 1%. - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù... 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) +Tầng đối lưu: - Sát mặt đất độ cao 0-16km - Tập trung 90% không khí . - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng + Tầng bình lưu: - Trên tầng đối lưu cao 16-80 km . - Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người . - Không khí chuyển động theo chiều ngang +Các tầng cao của khí quyển - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc; Nửa cầu Nam:hướng Đông Nam. +Gió Tây ôn đới: thổi từ 300 Bắc và Nam (đai áp cao chí tuyến) lên 600 B và N(đai áp thấp ôn đới). - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam; Nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc. +Gió Đông cực: thổi từ 90 0 Bắc và Nam (đai áp cao cực) về 60 0 Bắc và Nam (đai áp thấp ôn đới). - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc; Nửa cầu Nam: hướng Đông Nam. Bài 20 : Kiến thức cơ bản 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí: a. Độ bảo hòa nước trong không khí. - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. - Dụng cụ đo độ ẩm không khí: ẩm kế. - Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều( độ ẩm càng cao) b. Hiện tượng ngưng tụ của hơi nước. - Không khí khi đã bảo hòa, nếu vẫn được cung cấp them hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại thành hạt nước, tạo thành mây, mưa, sương. 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. - Quá trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. Câu hỏi Ôn Tập Câu hỏi thảo luận Nhóm 1 : Bài 15 – 18 Nhóm 2 : Bài 17 Nhóm 3 : Bài 19 - 20 Nhóm 4 : Bài 22 + Hoạt động 2: Đại diện nhóm trình bày - nhận xét bổ sung – 20 phút + Hoạt động 3: Giáo viên chuẩn kiến thức – 10 phút +Bài 15:Các mỏ khoáng sản - Khoáng sản là gì ? - Dựa vào công dụng người ta chia khoáng sản được chia làm mấy loại ? Có mấy loại mỏ khoáng sản ? + Bài 17 : Lớp vỏ khí - Thành phần không khí gồm những loại khí nào ? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? - Cấu tạo của lớp vỏ khí . -Trên Trái đất có những loại khối khí nào ? Đặc điểm . +Bài 18 : Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí - Thời iết và khí hậu khác như thế nào ? - Nhiệt độ thay đổi do những yếu tố nào ? + Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái Đất - Khí áp là gì ? - Các đai khí áp trên Trái Đất Câu 4 : ( 3.5 điểm ) Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ? Bài 23 : Kiến thức cơ bản I. Sông và lượng nước của sông 1.Sông - Là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa - Lưu vực sông : là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông - Hệ thống sông gồm : sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau. 2.Lượng nước của sông: - Lưu lượng : Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây ( m3/giây ) - Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ chảy : nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước thì thủy chế của nó đơn giản , còn nếu song phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp . - Chế độ chảy ( thủy chế )của sông: là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của sông trong 1 năm II.Hồ - Là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ : - Theo tính chấtcủa nước : hồ nước mặn, hồ nước ngọt. - Theo nguồn gốchình thành : hồ miệng núi lửa, hồ vết tích của khúc sông , hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo Bài 24 : Kiến thức cơ bản 1. Độ muối của nước biển và đại dương. 0 - Độ muối trung bình của nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35 /00. - Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Bài 25 : Kiến thức cơ bản Bài tập 1: + Ở nửa cầu bắc: - Dòng biển nóng xuất phát từ vùng xích đạo chảy về vùng cực bắc với hướng chính là tây nam-đông bắc. - Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về vùng xích đạo với hướng chính là đông bắc-tây nam. + Ở nửa cầu nam: - Dòng biển nóng xuất phát từ vùng xích đạo chảy về vùng cực nam với hướng chính là tây bắc-đông nam. - Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực nam chảy về vùng xích đạo với hướng chính là đông nam-tây bắc. → Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao. - Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp. Bài tập 2: - Nhiệt độ địa điểm A< B< C < D. (Vì do ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ) - Những nơi có dòng biển nóng chảy ven bờ thì nhiệt độ và độ ẩm không khí sẽ tăng lên. - Những nơi có dòng biển lạnh chảy ven bờ thì nhiệt độ và độ ẩm không khí sẽ giảm đi. → Các dòng biển làm thay đổi thời tiết-khí hậu nơi chúng đi qua. - Sinh vật có mặt ở khắp nơi trên Trái đất tạo nên lớp vỏ sinh vật 2. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới sự phân bố động thực vật a. Đối với thực vật -Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật . b. Đối với động vật -Các miền khí hậu khác nhau có những động vật khác nhau - Nơi có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sau sắc tới sự phân bố các loài động vật - Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố động, thực vật a.Tích cực - Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố . - Lai tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. b.Tiêu cực - Phá rừng bừa bãi thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống. - Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số thu hẹp môi trường sống sinh vật . - Bảo vệ cuộc sống của sinh vật trên Trái đất - Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho cuộc sống của con người trên Trái đất - Điều hoà không khí,cung cấp độ ẩm,nhiệt độ... - Đặc điểm các khối khí nóng,lạnh và các khối khí đại dương,lục địa?Khi nào khối khí bị biến tính? + Khối khí nóng:được hình thành trên các vùng có vĩ độ thấp,có nhiệt độ tương đối cao. + Khối khí lạnh:được hình thành trên các vùng có vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp. + Khối khí đại dương:được hình thành trên biển và đại dương có độ ẩm lớn. + Khối khí lục địa:được hình thành trên đất liền,có tính chất tương đối khô. - Các khối khí không đứng yên mà luôn luôn di chuyển,di chuyển tới đâu,chúng lại chịu ảnh hưởng bởi mặt đệm của những nơi đó mà thay đổi tính chất hay bị biến tính. - Khí quyển là gì?Nêu các thành phần của không khí ? - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái đất, tác động trực tiếp đến cuộc sống trên Trái đất. - Các thành phần không khí gồm: + Khí nitơ chiếm 78% là thành phần quan trọng của mọi cơ thể sống. + Khí ô xi chiếm 21% là một thành phần quan trọng của không khí được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp là điều kiện cần thiết để duy trì sự hô hấp của con người và động vật. +Hơi nước và các khí khác chiếm 1%,hơi nước chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây,mưa... Câu 5:- Dựa vào bảng sau:Lượng mưa(mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP.Hồ 18 14 16 35 110 160 150 145 158 140 55 25 Chí Minh - Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Tổng lượng mưa trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh là bằng tổng lượng mưa của 12 tháng cộng lại bằng 1026 mm. - Mưa hình thành như thế nào ? - Không khí bốc lên cao bị lạnh dần,hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, tạo thành mây.Gặp điều kiện thuận lợi,hơi nước tiếp tục ngưng tụ,làm các hạt nước to dần rơi xuống đất sẽ tạo thành mưa. - Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?Dụng cụ đo mưa là gì?Đơn vị đo mưa là gì? - Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001-2000 mm. - Dụng cụ dùng để đo mưa là thùng đo mưa(vũ kế). - Đơn vị đo mưa là mm. Câu 6:- Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vành đai nhiệt nào? - Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt sau:vành đai nóng,hai vành đai ôn hoà,hai vành đai lạnh. - Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu? - Vị trí khoảng từ 23 027’ Bắc đến 23 0 27’Nam. - Là khu vực quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời lúc giữa trưa lớn,thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch. - Hệ thống sông gồm dòng sông chính,phụ lưu và các chi lưu hợp lại tạo thành một hệ thống sông. - Lựu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. - Lưu lượng nước của một con sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ(đơn vị:m3/s). - Giá trị kinh tế của sông: + Sông ngòi đem lại nhiều lợi ích cho con người:bồi đắp phù sa,hình thành các đồng bằng châu thổ màu mỡ +Cung cấp nước cho nông nghiệp,sinh hoạt,công nghiệp sản xuất điện. +Cung cấp thực phẩm cho con người,nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản,thuận lợi giao thông,du lịch... -Tuy nhiên sông ngòi cũng gây không ít khó khăn:mùa mưa hay gây lũ lụt,thiệt hại lớn của cải vật chất và con người.Việc phòng chống lũ lụt hằng năm rất tốn kém. - Thế nào là hồ?Nêu nguồn gốc và cách phân loại hồ?Cho ví dụ cụ thể. - Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền - Nguồn gốc hình thành hồ: +Hồ vết tích của các khúc sông(Ví dụ:Hồ Tây ở Hà Nội...) +Hồ được hình thành ở miệng của các núi lửa.Ví dụ:Hồ Tơ-nưng ở Plây-ku... +Hồ nhân tạo.Ví dụ:Hồ Thác Bà,hồ Trị An -Căn cứ vào tính chất của nước phân thành hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Câu 8:- Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? - Độ mặn của các biển và đại dương có sự khác nhau vì nó phụ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật. -Vì thực vật là nguồn thức ăn chính cho động vật,nên thực vật càng đa dạng thì động vật càng phong phú.Mà sự phân bố thực vật phụ thuộc vào khí hậu. - Mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật. - Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?Vì sao động vật ít chịu tác động của khí hậu hơn thực vật. - Ảnh hưởng tích cực: +Con người có thể mang những giống cây trồng,vật nuôi từ nơi này đến nơi khác làm thay đổi,sự phân bố,phạm vi phân bố.Ví dụ :Người Âu đã đem cừu từ châu Âu sang nuôi ở châu Úc từ thế kỉ 18 hoặc đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á. +Nhân giống,lai tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao làm cho nguồn động,thực vật thêm phong phú. +Việc trồng và mở rộng diện tích rừng cũng ngày càng được chú trọng. - Ảnh hưởng tiêu cực: +Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động,thực vật. +Làm ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp,dân số,... +Phá rừng bừa bãi làm tiêu diệt thực vật,động vật mất nơi cư trú sinh sống. Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................................... ........................................ ..................................................................................................................................... ........................................
File đính kèm:
kien_thuc_va_on_tap_kiem_tra_dia_ly_6_tu_tuan_22_den_tuan_37.docx