Kế hoạch ôn tập học kì I Ngữ văn 8 - Võ Thị Mộng Thường

docx 25 trang giaoanhay 06/10/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch ôn tập học kì I Ngữ văn 8 - Võ Thị Mộng Thường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch ôn tập học kì I Ngữ văn 8 - Võ Thị Mộng Thường

Kế hoạch ôn tập học kì I Ngữ văn 8 - Võ Thị Mộng Thường
 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
 KẾ HOẠCH ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 
 HỌC KÌ I
A.PHẦN TIẾNG VIỆT:
1.Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:
 a.Lý thuyết: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 Nghĩa của một từ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát 
hơn ) nghĩa của các từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi 
nghĩa của một số từ ngữ khác. 
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi pham vi nghĩa của từ đó được bao hàm 
trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng với một số từ ngữ này, đông thời lại có thể có nghĩa 
hẹp với một từ ngữ khác.
Bài tập1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ của mỗi nhóm :
- xăng, dầu hỏa, ga, ma dút,củi, than...
- hội họa, âm nhạc, điêu khắc...
- canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán...
- liếc, nhòm, ngó...
- đấm, đá, thụi, bịch, tát...
Bài tập 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ 
ngữ sau:
-Xe máy, ô tô, xe đạp, xe buýt...
- Nhôm ,đồng,sắt ,chì...
- Lê, nhãn, vải ,bưởi...
- Cô, dì, chú, bác...
- Gánh, vác, khiêng, xách, đội
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 1 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
-Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.
Ví dụ:
 -Từ tượng thanh:Soàn soạt, bịch, bốp
 -Từ tượng hình, :Rón rén, lẻo khỏeo, chỏng quèo
4.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
-Từ ngữ địa phương: là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất 
định.
Ví dụ:chẩu,nẫu,ngừ ta...
- Biệt ngữ xã hội: Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ:Thầy,mợ sư tỉ ,sư mụi..
-Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội: Việc sử dụng từ ngữ địa phương 
và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp:
- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội thường được sử dụg trong khẩu ngữ, trong giao 
tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc ngưòi có cùng tầng lớp xã hội 
với mình;
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để thể 
hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật;
- Cần tránh lạm dụng 2 lớp từ này.
5.Trợ từ ,thán từ:
- Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc 
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: Chính tôi đã làm việc đó.
-Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc được 
dùng để gọi đáp, thán từ thường đứng ở đầu câu, cũng có khi thán từ được tách ra 
thành một câu đặc biệt. 
Thán từ gồm 2 loại:
 • Thán ừ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 • Thán từ gọi đáp.
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 3 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
-Đặc điểm của câu ghép:Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V 
không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Ví dụ: 
- Trời/ mưa to, gió/ thổi mạnh, nước/ tung trắng xoá.
- Bố mẹ/ rất vui vì con/ học giỏi.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
- Các vế của một câu ghép có quan hệ ý nghĩa mật thiết với nhau. Đó có thể là các 
quan hệ nguyên nhân ,điều kiện(giả thiết),tương phản,tăng tiến,lựa chọn,bổ 
sung,tiếp nối,đồng thời,giải thích
- Mối quan hệ giữa các vế câu ghép được đánh dấu bằng các quan hệ từ hoặc cặp 
từ hô ứng
10.Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm:
- Dấu ngoặc đơn:Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ 
sung ) 
Ví dụ:Nam Cao(1917-1951)
- Dấu hai chấm: Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước nó.
 +Đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối 
thoại ( dùng với dấu gạch ngang )
11.Dấu ngoặc kép:
 Công dụng của dấu ngoặc kép:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san đựoc dẫn
12.Ôn dấu câu và công dụng dấu câu đã học:
 Dấu câu Công dụng
 1) Dấu chấm (.) Dùng để kết thúc câu trần thuật
 2) Dấu chấm hỏi (?) Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 5 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
-Thanh Tịnh ( 1911- 1988) là nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng tháng 8 ở các 
thể loại thơ, truyện; sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm 
êm dịu, trong trẻo.
-Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
-Trình tự sự việc trong đoạn trích: từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời 
điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
b.Nội dung:
-Nhưng kỉ niệm của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”: Những 
sự việc:biến chuyển của cảnh vật sang thu, hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ 
lần đầu tiên đi đến trường khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu 
tiên đi học của mình.
-Những hồi tưởng của nhân vật tôi:
+Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức,vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
+Tâm trạng,cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo,trường lớp,bạn bè và 
những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
c. Nghệ thuật:- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi 
học. Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại 
dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. Giọng điệu trữ tình trong sáng.
d. Ý nghĩa:- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ không thể nào quên trong kí ức của nhà 
văn Thanh Tịnh.
2. Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng)
a. Tác giả, tác phẩm:
-Nguyên Hồng(1918-1982) là nhà văn của những người cùng khổ,có nhiều sáng 
tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
-Hồi kí: thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả 
đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
-Vị trí của đoạn trích: chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
b. Nội dung:
*Nhân vật bé Hồng:
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 7 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
-Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động hình ảnh chị Dậu là một phụ nữ nông 
dân mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng tiềm tàng tinh 
thần phản kháng mạnh mẽ.
*Thái độ của tác giả:
-Thấu hiểu, cảm thông sâu sắc với tình cảnh cơ cực, bế tắt của người nông dân.
-Phát hiện ra tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông 
dân vốn hiền lành, chất phác.
d.Ý nghĩa:
-Với việc tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ và cảm quan nhạy bén, 
miêu tả nhân vật chân thực, sinh động thông qua ngôn ngữ, hành động Ngô Tất Tố 
đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những 
người nông dân hiền lành chất phác.
4. Lão Hạc( Nam Cao)
a. Tác giả, tác phẩm:
- Nam Cao(1915-1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác 
phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí 
thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
-Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu 
năm 1943.
b. Nội dung:
- Nhân vật Lão HạcTác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước cách 
mạng tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc:
+Lão Hạc vì nghèo,phải bán đi cậu Vàng-kỉ vật của con trai,người bạn thân thiết của 
bản thân mình;
+Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền 
hà bà con hàng xóm.
-Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của con người:
+Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con,muốn vun đắp,dành 
dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc.
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 9 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
d.Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số 
phận bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió( Đôn-ki-hô-tê)
a. Tác giả, tác phẩm:
-Xéc-van-tét (1547- 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết 
Đôn Ki-hô-tê.
-Văn bản trích từ chương VIII của tác phẩm.
b.Nội dung:
- Hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê: có khát vọng và lý tưởng cao đẹp nhưng hoang 
tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau 
với chúng rồi thảm bại.
-Hình tượng Xan-chô-Pan-xa: Tỉnh táo nhưng thực dụng.
-Hai nhân vật tương phản nhưng bổ sung cho nhau:
+Đôn Ki-hô-tê dòng dõi quí tộc, gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên con ngựa gầy 
còm, có khát vọng cao cả mong giúp ích cho đời, dũng cảm nhưng đầu óc mê muội, 
hão huyền.
+Xan-chô Pan-xa: nguồn gốc nông dân, béo lùn, cưỡi trên lưng lừa, có ước muốn 
tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân mình nhưng đầu óc tỉnh táo, thiết thực, hèn nhát.
c.Nghệ thuật: Nghệ thuật kể truyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân 
vật, có giọng điệu phê phán hài hước.
d.Ý nghĩa: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay 
gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng 
thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
7. Chiếc lá cuối cùng(O-hen-ri)
a. Tác giả, tác phẩm:
-O Hen ri ( 1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết về truyện ngắn. Tinh thần nhân 
đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của 
ông.
- Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen ri.
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 11 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
+Hai cây phong: Có tâm hồn riêng và cảm nhận riêng,là biểu tượng của quê hương 
, là những kỉ niệm không thể nào quên. Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương 
xứ sở.
-Hai cây phong và kí ức tuổi thơ(nhân vật tôi): Với ngòi bút miêu tả đậm chất hội 
họa, hình ảnh hai cây phong và quang cảnh quê hương hiện ra là một thế giới đẹp đẽ 
vô ngần của không gian bao la và ánh sáng đầy bí ẩn và quyến rũ
-Bài ca về người thầy chân chính: Hai cây phong gắn với kỉ niệm xa xưa tuổi học 
trò,là biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ quê da diết là lòng biết ơn người thầy Đuy-sen- 
người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về cuộc 
sống tốt đẹp.
c.Nghệ thuật:
-Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.Miêu tả bằng 
ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.Có nhiều liên tưởng, 
tưởng tượng hết sức phong phú.
d.Ý nghĩa: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền 
với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku- rêu.
9. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000:
a. Tác giả, tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời: Văn bản phát đi ngày 22 – 4 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam 
tham gia “Ngày Trái Đất”
-Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề về khoa học tự nhiên.
-Bố cục: Bố cục văn bản ba phần hợp lý, chặt chẽ (đi từ nguyên nhân ra đời bức 
thông điệp đến phân tích tác hại, từ đó nêu ra giải pháp và cuối cùng là lời kêu gọi).
b.Nội dung:
-Nguyên nhân cơ bản của việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại môi trường 
và sức khoẻ con người: Tính không phân hủy của pla-xtíc là nguyên nhân cơ bản 
khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con 
người.
-Giải pháp khắc phục:
+Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lý và có 
tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 13 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I TrườngTHCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019-2020
+Vận động người thân không hút thuốc lá.
+Tuyên truyền vận động mọi người xung quanh không hút thuốc lá.
- Hình thức.
+Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể,phân tích 
trên cơ sở khoa học.
+Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học 
liên quan đến tên nạn xã hội.
c.Ý nghĩa:Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc 
lá đối với đời sống con người,từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn 
hút thuốc lá.
11. Bài toán dân số
a. Tác giả, tác phẩm:
- Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người 
và toàn xã hội. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội 
loài người.
- Bài toán dân số của tác giả Thái An là một văn bản có bố cục khá chặt chẽ.
b.Nội dung:
-Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình: Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã 
làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới.
-Thực trạng tình hình dân số thế giới và VN(1995): Sự phát triển nhanh và mất cân 
đối ,đặc biệt ở những nước chậm phát triển, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các dân 
tộc và nhân loại.
-Giải pháp: không có cách nào khác phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm 
giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
c.Nghệ thuật:
-Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích.
-Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
GV:Võ Thị Mộng Thường Tổ Ngữ văn 15

File đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_8_vo_thi_mong_thuong.docx