Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn Lớp 9

NGỮ VĂN 9 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A/ MỤC TIÊU: Giúp hs: 1. Kt: Đặc điểm kiểu bài về “nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống”. 2. Kn: Rèn kn nhận biết và viết một đoạn văn về “nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống”. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận. 3. Tđ: Gd cho hs thấy được tác hại của hút thuốc lá; “Bệnh lề mề”. Gd cho hs có thái độ học tập đúng đắn, phải biết học kết hợp với hành. B/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ . - Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi , mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định của bài viết. - Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. - Dàn ý chung của một bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống: a. MB: giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề b. TB: - Giải thích từ ngữ - Bàn luận (nêu biểu hiện, nêu tác dụng, ý nghĩa, mở rộng vấn đề...) - Bài học nhận thức và hành động (khẳng định tính hiện tượng; rút ra bài học cho bản thân...) c. KB: Khẳng định ý nghĩa của hiện tượng. LUYỆN TẬP Đề: (đề4/ 22) Dàn ý: I. MB: - Gt sự việc cần nghị luận. - Nêu khái quát về tấm gương Nguyễn Hiền. II. TB: - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: Nhà nghèo, xin làm chú tiểu quét chùa. - Tinh thần ham học, chủ động học tập của Hiền: Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh, viết trên lá, lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A/ MỤC TIÊU: Giúp hs: 1. Kt: Đặc điểm và công dụng của tp tình thái, tp cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 2. Kn: Rèn kn nhận biết và viết câu có tp tình thái, tp cảm thán thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 3. Tđ: Gd cho hs sử dụng tp biệt lập đúng lúc, đúng chỗ để đạt hiệu quả giao tiếp. B/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1/ Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 2/ Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như: - Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao). - Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp) Ví dụ: Hình như trời sắp đổ mưa. ->Từ hình như chính là thành phần tình thái 3/ Thành phần cảm thán được dùng đẻ bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) Ví dụ: Trời ơi, chỉ còn có 5 phút ->Trong câu trên trời ơi là thành phần cảm thán -> người nói bày tỏ sự tiếc nuối vì thời gian trôi qua nhanh quá. 4/ Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ : - Này, cậu đi đâu đấy! - Vâng, con sẽ về sớm mẹ ạ. -> Này: dùng để gọi; vâng: dùng để đáp-> chúng là thành phần biệt lập gọi đáp. 5/ Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, trong dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. Ví dụ : Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Nguyễn Quang Sáng- Chiếc lược ngà) * LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: - “Thương thương quá đi thôi”: bổ sung thái độ trìu mến của người nói trước nụ cười và đôi mắt đen tròn của cô bé. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài tập 1: Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau: a/ Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh) c/ Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa (Bếp lửa - Bằng Việt) Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : b/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các câu sau: a/ Nam, bạn thân của tôi, học giỏi nhất lớp. b/ Đối với việc ấy, bé không thể làm nổi. VĂN BẢN: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (Vũ Khoan) A/ MỤC TIÊU: B/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1/ Tác giả, tác phẩm: Nêu hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan và văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? 2/ Ý nghĩa của vấn đề bàn luận: - Vấn đề bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với dt ta. 3/ Hệ thống luận điểm, luận cứ: - Chuẩn bị hành trang vào tk mới, trong đó chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. - Bối cảnh của tg hiện nay và những mục tiêu quan trọng nặng nề của đất nước. - Cần nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của con người VN khi bước vào nền kt mới trong tk mới. - Con người VN cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, rèn luyện thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. 4/ Thái độ của tg khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN: - Tg tôn trọng thực tế khách quan; vừa khẳng định trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, vừa thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của con người VN; cũng không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dt. 5/ Đặc điểm nghệ thuật: + Tg dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ làm cho cách diễn đạt cụ thể, dễ hiểu mà sinh động sâu sắc. + Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục. 6/ Ý nghĩa văn bản: Qua những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN, tg muốn nói: cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để xd đất nước trong thế kỉ mới. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 100 từ) trình bày suy nghĩ của em về những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam trong thời đại ngày nay. Em hãy phân tích hai hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trong sự đối sánh với những nhận xét về hai con vật đó của nhà khoa học Buy-phông, chỉ ra những sáng tạo của nhà thơ. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ A/ MỤC TIÊU: 1. Kt: HS biết cách làm bài “Nghị luậnđạo lý”. 2. Kn: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài cho đề bài “Nghị luận đạo lý”. 3. Tđ: Gd cho hs về lòng biết ơn cha ông; phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dt ta: “Uống nước nhớ nguồn”. B/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: DÀN Ý: 1.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề, tư tưởng đạo lí cần bàn luận. 2. Thân bài: a. Giải thích vấn đề (Giải thích từ ngữ trọng tâm: Khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có), Giải thích ý nghĩa tổng quát có trong câu nói, nhận định, câu chuyện mà đề bài nêu lên b. Bàn luận vấn đề: +Phân tích các mặt đúng ,sai của vấn đề cần nghị luận.( Học sinh nên đi từ những biểu hiện, tác dụng hoặc hiệu quả, tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lí, sau đó nêu lên những dẫn chứng minh họa xác đáng. Nếu là bài văn nghị luận bác bỏ thì học sinh cũng lần lượt bàn luận, phân tích, phê phán các mặt trái của vấn đề, sau đó chỉ ra những thực trạng, tác hại và hậu quả của vấn đề đó đến các mặt của đời sống hay con người,) + Mở rộng vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh ( Vì sao phải như vậy) +Phản đề ( đặt một giả thiết đối lập để đem lại một góc nhìn khác cho vấn đề cần nghị luận) + Rút ra bài học cho bản thân (Đặc biệt, học sinh phải thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân của chính mình: nếu là những biểu hiện tốt thì nêu rõ sự ngợi ca, suy tôn. Còn nếu là những biểu hiện xấu thì phải cực lực lên ác, bác bỏ, phê phán.) c. Kết bài: Nêu kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC “Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. c/ Lặp: - Thời gian , con người (liên kết câu) d/ Yếu đuối – mạnh, hiền lành – ác (trái nghĩa ) 2. Bài tập 2 SGK/50 Các cặp từ trái nghĩa : - Thời gian vật lý – thời gian tâm lý; - Hữu hình – vô hình; - Giá lạnh – nóng bỏng; - Thẳng tắp – hình tròn; - Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm. 3. Bài tập 3 SGK/50,51 - Lỗi liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn. Chữa: Cắm đi. Đại đội 2 của anh ở phía Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng Bây giờ, mùa thu hoạch - Lỗi liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý. Chữa: Thêm: Suốt hai năm anh ốm nặng 4. Bài tập 4 SGK/51 - Lỗi về liên kết hình thức: Lỗi dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất. Chữa: thay nó bằng chúng. - Lỗi: văn phòng và hội trường không cùng nghĩa. Chữa: Thay hội trường ở câu 2 bằng văn phòng. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhớ được các biểu hiện về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Tìm các vd về lk câu và lk đoạn văn. * Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về mẹ. Chỉ ra các phép lk câu có trong đoạn văn ấy? - Thể thơ tự do , tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, mức độ - Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy ngẫm , triết lí - Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo . Câu 6: Nêu ý nghĩa văn bản. Văn bản đề cao , ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người . *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài tập vận dụng: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong bài thơ “Con cò” bằng một đoạn văn (Khoảng 10 câu) - Hình ảnh so sánh đất nước như vì sao biểu hiện vẻ đep và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử , phát triển đi lên cứ mỗi mùa xuân lại được tiếp thêm sức sống Câu 4: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Phân tích điều tâm niệm ấy. Tâm niệm của nhà thơ: - Khát vọng sống đẹp, sống cống hiến có ích cho đời nghĩa là góp một mùa xuân nhỏ vào mùa xuân lớn của đất nước . - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành , khiêm tốn . Cách cấu tứ lặp lại “con chim, cành hoa” tạo ra sự đối ứng chặt chẽ , những hình ảnh đẹp, tự nhiên thể hiện ước nguyện của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời Câu 5: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. a. Nghệ thuật : - Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng , tha thiết , mang âm hưởng gần gũi với dân ca - Kết hợp hài hoà giữa những hình ảnh thơ tự nhiên , giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát - Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị , trong sáng , giàu hình ảnh, cảm xúc với các ẩn dụ , điệp từ, điệp ngữ , từ xưng hô - Có cấu tứ chặt chẽ , giọng thơ có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn b. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên , đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước , cho cuộc đời. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. “Dòng người đi trong thương nhớ ” là hình ảnh thực , “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo của nhà thơ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác Câu 4: Phân tích các hình ảnh ẩn dụ trong khổ 3. Khổ thơ thứ ba diến tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Hình ảnh vầng trăng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp , sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người . Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “vẫn biết trời xanh là mãi mãi ”. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi . Dù tin như thế nhưng vẫn không thể không đau xót khi Bác không còn nữa . Câu 5: Phân tích khổ thơ thứ 4 Điệp ngữ “Muốn làm ” và các hình ảnh liên tiếp : con chim, cây tre, bông hoa diễn tả tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác . Hình ảnh hàng tre được lặp lại kết cấu đầu cuối tương ứng nhấn mạnh cảm xúc . Câu 6: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. a. Nghệ thuật - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót , tự hào phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài - Thể thơ tám chữ, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cớ ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm , điệp từ có hiệu quả nghệ thuật b.Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”
File đính kèm:
ke_hoach_day_hoc_mon_ngu_van_lop_9.doc