Kế hoạch dạy học học kì II môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020

docx 22 trang giaoanhay 16/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học học kì II môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học học kì II môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020

Kế hoạch dạy học học kì II môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC HỌC KÌ II THỜI BỆNH DỊCH COVID - 19.
 MÔN: HÓA HỌC 8. 
 NĂM HỌC: 2019 – 2020.
 CHỦ ĐỀ 1: OXI. (Bài: 24, 25, 26, 27)
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ 
khối so với không khí.
 - Tính chất hóa học của oxi: Oxi là PK hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở 
nhiệt độ cao: tác dụng hầu hết các KL, nhiều phi kim và hợp chất. Hoá trị của 
oxi trong các hợp chất thường là II.
 - Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất khác.
 - Khái niệm phản ứng hóa hợp. 
 - Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
 - Định nghĩa oxit.
 - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit phi 
kim có nhiều hóa trị.
 - Cách lập công thức hóa học của oxit
 - Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
 - Biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm. Viết 
được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3, KMnO4
 - Khái niệm phản ứng phân huỷ.
 - Biết được thành phần của không khí.
 - Biết cách bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. 
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát TN hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C rút ra nhận 
xét về tính chất hóa học của oxi.
 - Viết được các PTHH.
 - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
 - Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của 1 chất cụ thể.
 - Gọi tên 1 số oxit theo CTHH hoặc ngược lại.
 - Lập được CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết 
CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.
 - Xác định sự oxi hóa trong 1 số hiện tượng thực tế.
 - Nhận biết được 1 số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa 
hợp.
 - Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3, KMnO4
 - Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ phòng thí nghiệm.
 - Nhận biết 1 số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy và hóa hợp.
 - Nhận biết và tách các thành phần của không khí.
3. Thái độ: 
 - Gây hứng thú học tập bộ môn, tính cẩn thận, khoa học, chính xác.
 - Tích cực học tập và có ý thức bảo vệ không khí trong lành.
 1 o
 C. Mg + S t MgS
 D. FeO+ 2HCl → FeCl2 + H2O
IV. Phản ứng hóa hợp:
 - Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất 
mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 to
 - Ví dụ: 2Cu + O2  2CuO
 to
 3Fe + 2O2  Fe3O4
 - Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ 
cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
* Bài tập: 
 1/ Trong các phản ứng hóa học sau. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
 to
 a) 4Al + 3O2  2Al2O3
 to
 b) FeO + H2  Fe + H2O
 to
 c) CaCO3  CaO + CO2
 to
 d) SO3 + H2O  H2SO4
 e) Na2O + H2O → 2NaOH
 2/Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với 
các kim loại magie: Mg, kẽm: Zn, sắt: Fe, nhôm: Al, biết rằng công thức hóa 
học các hợp chất tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3. 
 (Gợi ý: các em viết 4 PTHH lần lượt cho từng kim loại trên tác dụng với S)
V. Ứng dụng của oxi:
 - Cần thiết cho sự hô hấp của người và sinh vật. 
 - Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
* Bài tập:
 1/ Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây 
nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.
 2/ Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
*Vận dụng các phần trên để làm bài tập:
 1/Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5, Al2O3, Fe3O4.
 a) Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào?
 b) Viết phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế 
các oxit trên.
 2/Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4 có 
trong 1m3 khi chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đo ở đktc.
 3 3
 (Gợi ý:1m = 1000dm = 1000 lít; tính thể tích khí CH4 vì có chứa 2% tập chất, 
như vậy còn lại 98% là khí CH4 nguyên chất).
 3 Vd: FeO: sắt (II) oxit
 Fe2O3: sắt (III) oxit
 - Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
 Tên oxit = tên phi kim + oxit
 Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử:
 + Mono: một + Đi: hai + Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm
 Tiếp đầu ngữ mono không cần đọc.
 Vd: CO: cacbon oxit
 CO2: cacbon đioxit
 SO2: lưu huỳnh đioxit
 SO3: lưu huỳnh trioxit
 P2O3: điphotpho trioxit
 P2O5 : điphotpho pentaoxit
* Bài tập:
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.
c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
* Vận dụng kiến thức các phần trên làm các bài tập sau:
1/Hãy viết tên và công thức hóa học của 4 oxit axit và 4 oxit bazơ. Hãy chỉ ra 
các oxit tác dụng được với nước ( nếu có).
2/ Viết phương trình biểu diễn những chuyển hóa sau:
 b) Natri → natri oxit → natri hidroxit.
 b) Cacbon → cacbon đioxit → axit cacbon ( H2CO3).
3/Cho 28,4g điphotpho penoxit P2O5 vào cốc có chứa 90g H2O để tạo thành axit 
photphoric H3PO4. Tính khối lượng axit H3PO4 tạo thành?
 Hướng dẫn: 
- Viết PTHH
- Tính số mol 2 chất: P2O5 , H2O
- Bài này cho 2 số mol nên cần xác định chất dư, chất hết bằng cách lập tỉ lệ.
- Dựa vào số mol chất hết để giải quyết yêu cầu bài toán.
 KIỂM TRA: 15 PHÚT
 1. Trong những chất sau đây: NO, CaO, P2O5, PbO, SO3, CO, ZnO, N2O5, 
 Al2O3, FeO. Hãy cho biết chất nào oxit axit, chất nào oxit bazơ và gọi tên 
 các oxit trên
 5 
 BÀI 28. KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY.
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Nắm được thành phần của không khí.
 - Biết cách bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và tách các thành phần của không khí.
3. Thái độ:
 - Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm.
B. NỘI DUNG TRỌNG TÂM:
1. Thành phần chính:
 - Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cụ 
thể oxi chiếm 21% thể tích, khí nitơ chiếm 78%.
2. Thành phần khác:
 Các khí khác (hơi nước, CO 2, khí hiếm, bụi khói,) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ 
khoảng 1%.
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm:
 - Xử lí chất thải.
 - Bảo vệ rừng, trồng rừng.
* Bài tập trắc nghiệm:
 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:
 A. 21% khí nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,).
 B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
 C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
 D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
 7 * Bài tập:
Bài 1:
 Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: 
cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm là những hợp chất lần lượt có 
công thức hóa học là CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.
(Hướng dẫn: viết 4 PTHH lần lượt cho các chất tác dụng với O2)
Bài 2: 
 Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?
Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó và viết CTHH của axit 
tương ứng hoặc bazo tương ứng với mỗi oxit đó.
(Hướng dẫn: có 3 yêu cầu: phân loại, gọi tên, viết CTHH của axit hoặc bazơ 
tương ứng)
Bài 3: 
 Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản 
ứng phân hủy,vì sao?
 to
a) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.
b) CaO + CO2 → CaCO3.
 9 CHỦ ĐỀ 2: HIĐRO.(BÀI 31.33.34)
- Kí hiệu của hiđro: H. Nguyên tử khối: 1
- Công thức hóa học của đơn chất: H2. Phân tử khối: 2
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nắm được tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước, 
hiđro là khí nhẹ nhất.
 - Tính chất hoá học của hiđro: + Tác dụng với oxi.
 + Tác dụng với oxit kim loại. 
 - Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
 - Vận dụng vào việc giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
 - Cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm.
 - Hiểu khái niệm phản ứng thế.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
 - Quan sát TN, hình ảnh, ... rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá 
học của hiđro.
 - Viết phương trình minh hoạ được tính khử của hiđro.
 - Kĩ năng hoạt động nhóm.
 - Kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
3. Thái độ:
 - Giúp HS có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.
B. NỘI DUNG:
I. Tính chất vật lý:
 - Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít 
trong nước.
*Bài tập trắc nghiệm:
1/ Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
 A. H2 B. H2O C. O2 D. CO2
2/ Công thức hóa học của hiđro:
 A. H2O B. H C. H2 D. H3
3/ Tính chất nào sau đây không có ở Hiđro:
A. Nặng hơn không khí
B. Nhẹ nhất trong các chất khí
C. Không màu
D. Tan rất ít trong nước
II. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
 Nếu đốt cháy hiđro trong oxi: hiđro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những 
giọt nước nhỏ.
 to
 PTHH: 2H2 + O2  2H2O
 Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộn hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1.
 11 * Bài tập :
 - Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải thu như thế nào ?
 - Hãy so sánh cách thu khí H2 với cách thu khí O2 ?
V. Phản ứng thế:
 - Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó 
nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
 t0
 - Phương trình hóa học: Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2
* Bài tập :
Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Hãy giải thích 
sự lựa chọn đó?
a. 2Mg + O2 2MgO
b. KMnO4 K2MnO4+MnO2+O2 
c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
d. Mg(OH)2 MgO + H2O
e. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
f. Cu + AgNO3 Ag+ Cu(NO3)2
* Bài tập vận dụng: bài 1,2,3,4,5 SGK trang 117.
 KIỂM TRA: 15 PHÚT.
Câu 1: Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau: 
 a. CuO + ? Cu + ? b. SO3 + ? H2SO4 
 c. Zn + HCl ? + ? d. ? + H2O Ca(OH)2 
Câu 2: Cho 4,8 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với dd HCl. Tính:
a. Thể tích hiđro thu ở điều kiện tiêu chuẩn?
b. Khối lượng muối magie clorua thu được sau phản ứng?
 13 PTHH: P2O5 + H2O H3PO4
- Kết luận: Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung 
dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ
III. Ứng dụng:
 - Nêu vai trò của nước mà em biết?
 - Những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nứơc?
 - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
* Bài tập :
1. Dùng cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
 Oxit axit:
 Oxit baz ơ Nước là hợp chất tạo bởi hai  là . và 
 Nguyên t ử : ........ Nước tác dụng với một số ..ở nhiệt độ thường 
 Hiđro, oxi: Và một số.tạo ra bazơ; tác dụng với nhều ..tạo 
 Kim loại ra axit.
2. Viết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau: MgO, Al2O3, 
SO2,SiO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5, Fe2O3.
3. Nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: H2O, HCl, NaOH
4. Viết phương trình biểu diễn chuyển hóa sau:
a. H2 → H2O → NaOH
b. CuO → H2O → H2SO4 → H2
* Bài tập vận dụng:
1. Dưới đây là một số nguyên tố hóa học: natri, đồng, photpho, magie, nhôm, 
cacbon, lưu huỳnh.
a. Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hóa trị cao nhất của 
chúng.
b. Viết phương trình phản ứng trên (nếu có) với nước.
c. Dung dịch nào sau phản ứng làm biến đổi màu giấy quỳ tím?
2. Cho 9(g) Natri vào nước dư.
a.Viết PTHH
b.Tính VH2
c. Tính m của hợp chất bazơ tạo thành sau phản ứng
3. Nếu cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng 
Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác 
dụng được với nước.
 15

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_8_nam_hoc_2019_2020.docx