Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Tuần 33, 34 - Năm học 2020-2021

docx 6 trang giaoanhay 05/04/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Tuần 33, 34 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Tuần 33, 34 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Tuần 33, 34 - Năm học 2020-2021
 TÊN BÀI DẠY: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Môn: Lịch sử, lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết (tiết 33-Tuần 33)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS đạt được: 
1. Về kiến thức: làm bài tập củng cố khắc sâu kiến thức,giai đoạn lịch sử thời kì Bắc thuộc và 
đấu tranh giành độc lập.
2. Về năng lực: Năng lực tự học, tự chủ, : Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học, phân 
tích, so sánh. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
-Tìm hiểu, nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Về phẩm chất:
-Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, thật thà ngay thẳng, lên án cái xấu.
-Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với 
nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống.
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
C. BÀI TẬP MẪU:
1. Hoạt động 1: Hs làm bài tâp lịch sử .
a) Mục tiêu: hs làm được các dạng bài tập lịch sử.
b) Nội dung: 
Câu 1: Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc :
A. Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài .
B. Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới .
C. Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc .
D. Cả ba đều đúng.
Câu 2: Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta , bắt dân ta phải theo phong tục 
của người Hán nhằm mục đích gì ? 
A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ .
B. Vơ vét của cải , chiếm đoạt những sản vật qúy.
C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc .
D. Đồng hóa dân tộc ta .
Câu 3: Những nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (sắp theo thứ tự) ?
A. Mê Linh Hát Môn Chu Diên Cổ Loa .
B. Hát Môn Long Biên Cổ Loa Mê Linh .
C. Hát Môn Mê Linh Cổ Loa Luy Lâu .
D. Mê Linh Cổ Loa Long Biên Chu Diên .
GV nêu bài tập HS trả lời.
Câu 4: Sau khi giành được độc lập Hai Bà Trưng đã làm gì ?
Câu 5:Năm 42 vua Hán đã chọn ai để chỉ huy đạo quân tấn côngchiếm lại nước ta?
A . Tiêu Tư; B . Mã Viện C . Tô Định; D . Trần Bá Tiên 
Câu 6: Đạo quân Hán xâm lược nước ta năm 42 gồm :
A. Một vạn quân bộ .
B. Hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu .
C. Hai vạn quân thủy , một vạn quân bộ .
D.Hai đạo thủy bộ -Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh, lập chính quyền mới, xóa thuế và lao 
 dịch cho dân.
Câu 5:Năm 42 vua Hán đã chọn ai để chỉ huy đạo quân tấn côngchiếm lại nước ta?
A . Tiêu Tư; B . Mã Viện C . Tô Định; D . Trần Bá Tiên 
Câu 6: Đạo quân Hán xâm lược nước ta năm 42 gồm :
A. Một vạn quân bộ .
B. Hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu .
C. Hai vạn quân thủy , một vạn quân bộ .
D.Hai đạo thủy bộ
Câu 7: Quân giặc theo đường nào vào nước ta ?
-Giặc Hán đi theo 2 đường thủy bộ.
Câu 8: Sau thất bại của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có sự thay đổi gì ?
A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc .
B. Buộc dân ta phải học chữ Hán .
C. Thay thế các lạc tướng người Việt bằng các huyện lệnh người Hán .
D. Câu B và C đúng .
Câu 9: Hậu quả của chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán là gì ?
-Làm cho nhân dân ta căm phẫn nổi dậy chống lại quan lại đô hộ nhà Hán.
Câu 10: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao ?
A. Sắt là kim loại quý hiếm .
B. Công cụ bằng sắt được sử dụng trong sản xuất và trong chiến đấu hiệu quả hơn .
C.Hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân.
D. Để nắm độc quyền ngoại thương. 
Câu 11: Nghề thủ công cổ truyền của nhân dân ta thế kỉ I – VI là gì ?
-Rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, dệt vải, ...
Câu 12: Điều đau khổ nhất trong mọi điều đau khổ của dân ta khi bị phong kiến Trung 
Quốc đô hộ là ?
A. Mất nhà cửa B. Mất nước 
C. Mất của cải D. Mất người thân 
Câu 13: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán , tiếng nói của tổ tiên ?
-Đã đấu tranh giữ gìn phong tục tập quán, tiếng nói....
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
A. Chính quyền đô hộ thống trị với các chính sách hết sức dã man tàn bạo .
B. Không cam chịu áp bức bóc lột nặng nề nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. 
C. Câu A và B đúng .
D. Em có ý kiến khác :
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
a) Bài vừa học:
Hs làm các bài tập phần tự luận SGK.
b) Bài sắp học:
Bài 28. Ôn tập
- Các giai đoạn phát triển từ thời nguyên thủy đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Những cuộc đấu tranh thời Bắc Thuộc giành độc lập cho tổ quốc. 5. Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành 
độc lập.
- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị).
- Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
- Lý Bí( Lý Bôn, Lý Nam Đế)
- Triệu Quang Phục
- Phùng Hưng
- Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế)
- Khúc Thừa Dụ
- Dương Đình Nghệ
- Ngô Quyền
6. Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật nước ta thời cổ đại
-Trống đồng Đông Sơn
- Thành Cổ Loa.
 -Hai công trình nghệ thuật này cho đến nay vẫn còn được lưu giữ. Trong đó, khu di tích Cổ Loa 
được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
C. BÀI TẬP MẪU:
I.Phần trắc nghiệm khách quan: (4đ) 
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng (Mỗi câu 0.5 đ).
Câu 1. Bà Triệu tên là 
A. Trưng Nhị. B.Triệu Quốc Đạt. C.Trưng Trắc. D. Triệu Thị Trinh.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống ách thống trị của triều đại nào ? 
A . Hán. B. Ngô. C. Lương. D. Đường.
Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột dân ta bằng các thứ thuế , nhất là thuế 
A.lúa gạo. B.thuế muối, thuế sắt. C.thuế chợ, thuế đò. D.thuế bán vợ, đợ con. 
Câu 4. Trong những chính sách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, chính 
sách nào là thâm độc nhất ?
A. Đưa người Việt làm Huyện lệnh. B. Xây dựng thêm đường xá.
C. Xây thành đắp lũy. D. Đồng hóa dân ta.
Câu 5. Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí đặt tên nước là:
A. châu Giao . B. Nam Việt. C. Vạn Xuân. D. Giao Châu.
Câu 6. Nhân dân thường gọi Triệu Quang Phục là:
A.Trưng Vương . B. Dạ Trạch Vương. C. An Dương Vương . D. Bà Vương.
Câu 7. Thời nhà Đường đô hộ, chính sách bóc lột của nhà Đường có những thay đổi gì ?
A. Không bóc lột . B. Giảm bớt bóc lột.
C. Tăng cường bóc lột . D. Giúp đỡ dân nghèo. 
Câu 8.Trong cuộc khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã liên kết với nước nào để chống lại nhà 
Đường?
A. Phù Nam. B. Nam Việt. C. Ngô. D. Cham-pa.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_6_tuan_33_34_nam_hoc_2020_2021.docx