Hướng dẫn tự học Ngữ văn 9 - Tuần 25

doc 3 trang giaoanhay 26/06/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học Ngữ văn 9 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn tự học Ngữ văn 9 - Tuần 25

Hướng dẫn tự học Ngữ văn 9 - Tuần 25
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 25
 Thời gian: 20/4/2020 ---25/04/2020
 Thời gian nhận bài tiếp theo: 27/04/2020
TạI: +trang FB nhóm của lớp,
 +trang mail: [email protected] mật khẩu: nguvan@9
I Tiếng việt: Ôn lại kiến thức:
 - Các thành phần biệt lập
 - Nghĩa tường minh , nghĩa hàm ý
Yêu cầu: học thuộc các khái niệm, cho ví dụ cụ thể từng kiến thức
1 Các thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa 
sự việc của câu; bao gồm;
 - Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với 
sự việc được nói đến trong câu.
 - Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, 
mừng, giận,)
 - Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao 
tiếp.
 - Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính 
của câu, thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, 
hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần 
phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 
2 Khởi ngữ:
Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến 
trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
3 Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong 
câu.
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong 
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có 
năng lực giải được hàm ý trong câu nói. tâm. Thương thay cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, của người phụ nữ trong xã hội 
phong kiến xưa! Như vậy cùng một tác phẩm nhưng mỗi tên gọi thể hiện một dụng ý là 
như thế đó!
- Ví dụ 2:
- Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” 
của Nguyễn Thành Long 
- Đoạn văn minh hoạ: 
“ Chúng ta đều biết: nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư tưởng 
chủ đề của tác phẩm; với nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành 
Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm 
đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến 
để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn; có những con bò đeo chuông ở 
cổ, có những rừng thông đẹp lung linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp 
lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người đang thầm lặng cống hiến 
hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu 
một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần 
dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ 
sét,tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc và cống hiến. Như vậy nhan đề của tác 
phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống 
hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao , cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc 
đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ 
đẹp của con người?” 
2 Bài tập tự làm:
Em hãy chọn một chi tiết đặc sắc thể hiện tình yêu tha thiết làng quê mình của ông Hai 
trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân, viết một đoạn văn ngắn phân tích chi tiết 
 Chúc các em tự học tốt
 Thời gian nhận bài tiếp theo: 27/04/2020
TạI: +trang FB nhóm của lớp,
 +trang mail: [email protected] mật khẩu: nguvan@9

File đính kèm:

  • dochuong_dan_tu_hoc_ngu_van_9_tuan_25.doc