Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

doc 26 trang giaoanhay 12/06/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8
 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
 PHẦN 2 : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 1918
 (Gồm 2 chương)
+Chủ đề I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 
 ĐẾN CUỐI TK XIX
* Kiến thức cơ bản cần nắm chắc:
1. Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp từ 1858.
2. Thái độ của triều đình phong kiến Việt Nam: nhượng bộ từng bước đầu 
hàng hoàn toàn TD Pháp để nước ta rơi vào tay giặc.
3. Thái độ, tinh thần kháng chiến của nhân dân ta: Anh dũng, bền bỉ. Tiêu 
biểu:
- Phong trào Cần Vương (1885-1896).
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (cuối TK XIX).
4. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX.
* Tài Liệu:
- SGK, SGV, Tư liệu tham khảo:
+ Đại cương LSVN. QII.
+ Tư liệu LS 8.
+ BT trắc nghiệm, câu hỏi và BT LS 8.
* Phương pháp dạy: Chia một cách hệ thống các vấn đề lớn trong các mục:
- 1858-1884.
- 1884- đầu TK XX Giải thích.
Nội dung I- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TD PHÁP TỪ 1858-1884
 1. Hoàn cảnh (nguyên nhân Pháp xâm lược).
 a. Nguyên nhân chủ quan:
* Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu TK XIX.
- Chính trị: 
+ Dưới triều Nguyễn- vua Gia Long xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế 
ntn?
+ Thực hiện chính sách đối nội phản động (đàn áp phong trào đấu tranh của 
nhân dân).
+ Thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng (thần phục nhà Thanh, đóng cửa 
đất nước, ban hành luật Gia Long  ).
- Kinh tế: 
+ Xoá sạch những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, không phát triển kinh tế 
đất nước. Các ngành kinh tế: Nông nhiệp, TC nghiệp, Thương nghiệp  đều 
trì trệ, không có cơ hội phát triển.
+ Đời sống nhân dân cực khổ (Sưu thuế nặng, thiên tai, dịch bệnh ). - 1874 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (chính thức thừa nhận 6 tỉnh 
Nam Kì thuộc Pháp) Làm mất một phần lãnh thổ quan trọng của Việt 
Nam.
- 1882 Pháp đánh ra Bắc Kì lần II: Chiếm được Bắc Kì.
- 1883 Nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua Tự Đức chết Pháp 
kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp, buộc triều đình ký hiệp ước Hác-
măng (25.8.1883)- thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
- 1884 Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1884) 
- Đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.
 * Nhận xét: 
 Như vậy sau gần 30 năm, TD Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng 
trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã 
chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. “Với tư cách là 
quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ Thuộc địa nửa PK -> kéo dài cho đến 
tháng 8.1945.
 3. Vai trò, thái độ của triều đình Nguyễn trước sự xâm lược của TD Pháp. 
(2 gđ)
 ** Giai đoạn 1: 1858 1862.
+ Bước đầu, khi pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân 
kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động – phòng ngự.
- 31.8.1858 khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, triều đình đã cử 2000 quân 
cùng Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận kéo đến Đà Nẵng. Cùng 
với nhân dân, quân triều đình đắp thành luỹ, thực hiện “Vườn không nhà 
trống”, bao vây, tiêu hao dần lực lượng sinh lực địch suốt trong 5 tháng, làm 
thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng.
- 2.1859, Khi Pháp kéo quân vào Gia Định, chúng gặp nhiều khó khăn – 
phải rút bớt quân để chi viện cho các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc 
(số còn lại chưa đến 1000 quân dàn mỏng trên chiến tuyến dài trên 10 km) – 
Nguyễn Tri Phương không tổ chức tiêu diệt mà rút về phòng ngự và xây 
dựng đại đồn Chí Hoà (ngăn chặn địch).
=> Tr iều đình đã bỏ mất thời cơ quan trọng. Sau đó Pháp tăng viện binh, 
tăng lực lượng lần lượt chiếm: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long vào đầu 
năm 1861.
 ** Giai đoạn 2: 1862 1884.
 Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ để hoà, vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp, 
nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng.
- 1862 khi mất 3 tỉnh miền Đông và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình 
Nguyễn không tấn công lấy lại ngững vùng đất này- sợ Pháp tấn công tiếp -> 
ký hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) với các điều khoản nặng nề. * So sánh: Trong lịch sử các cuộc kháng chiến trước đó đã chứng minh điều 
này:
VD: Nhà Lý chống Tống, Nhà Lê chống Minh Nhà Trần chống Nguyên 
Mông: quân Nguyên Mông rất mạnh, “đi đến đâu cỏ lụi đến đó” nhưng Nhà 
Trần đã đề ra được đường lối lãnh đạo đúng đắn, biết phát huy sức mạnh dân 
tộc, dù chỉ bằng vũ khí thô sơ đã đánh tan quân xâm lược.
- Thực tế, trong thời kỳ này cũng có nhiều nhà yêu nước đã đưa ra đề nghị 
cải cách nhằm Canh Tân đất nước (Nguyễn Trường Tộ) nhưng nhà Nguyễn 
không chấp nhận. => Vì vậy việc Pháp xâm lược ta vào cuối TK XIX đầu 
TK XX là điều tất yếu. Đứng trước nạn ngoại xâm, nhà Nguyễn đã không 
chuẩn bị, không động viên nhân dân kháng chiến, không phát huy được sức 
mạnh quần chúng đánh giặc mà ngập ngừng trong kháng chiến rồi đầu hàng 
hoàn toàn TD Pháp xâm lược. Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm khi để 
nước ta rơi vào tay Pháp ở nửa cuối TK XIX.
 * Cơ sở đầu hàng của triều Nguyễn:
- Nhà Nguyễn phòng thủ bị động về quân sự:
+ Chính trị: không ổn định (có tới 500 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình).
+ Kinh tế: Không phát triển do nông nhgiệp không được trú trọng.
+ Quốc phòng: Quân đội rối loạn, không có khả năng chống xâm lược.
+ XH: Đời sống nhân dân cực khổ do tham nhũng của Vua, quan, thiên tai, 
mất mùa, đói kém  
- Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống Pháp nhưng lại hèn nhát, 
đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai vàng, 
“sợ dân hơn sợ giặc”
- Nhà Nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết 
được các dân tộc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng, để mất nước dễ 
dàng.
 4. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1884).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- 1.9.1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc xâm lược 
nước ta.
- Nhân dân 2 miền Nam-Bắc đẫ vùng lên đấu tranh theo bước chân xâm lược 
của Pháp.
b. Quá trình kháng chiến:
* 1858-1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng 
lên chống Pháp xâm lược.
- 1858 trước sự xâm lược của TD Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh và 
quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp thành luỹ, bao vây địch, 
thực hiện “vườn không nhà trống”, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất 
bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. vẫn quyết tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành 
phản đối lệnh bãi binh của triều đình, tiêu biểu là ở Sơn Tây.
 Nhận xét: 
 Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của 
triều đình Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều hình 
thức, cách đánh sáng tạo, thực hiện ở 2 giai đoạn:
+ Từ 1858-1862: Nhân dân cùng sát cánh với triều đình đánh giặc.
+ Từ 1862-1884: Sau điều ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn từng bước 
nhượng bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân 2 miền Nam-Bắc tự động kháng 
chiến mạnh mẽ, quyết liệt hơn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng 
nhanh của Pháp, làm cho chúng phải mất gần 30 năm mới bình định được 
Việt Nam.
 BÀI TẬP PHẦN I
 1- Lập bảng thống kê: thời gian- quá trình xâm lược- vai trò, thái độ triều 
đình Nguyễn- phong trào kháng chiến của nhân dân. (ví dụ).
Thời Q.trình xâm Vai trò, thái độ triều Phong trào kháng 
gian lược đình Nguyễn chiến của nhân dân.
 Trả lời theo 3 nội dung:
+ Trình bày quá trình xâm lược của TDP? -> nhận xét.
+ Vai trò, tháI độ của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của pháp ?- NX về 
trách nhiệm
+ Quá trình kháng chiến của nhân dân ? nhận xét.
 2- Trách nhiệm để mất nước của triều đình Nguyễn?
 Định hướng:
 1- Sơ lược hoàn cảnh: 
+ Âm mưu của TD Pháp.
+ Hoàn cảnh Việt Nam trước khi Pháp xâm lược: bất lợi ( nhận xét ), việc 
Pháp xâm lược là khó tránh khỏi, nhưng không có nghĩa là sẽ bị mất nước.
 ? Vậy trách nhiệm của nhà nước phong kiến Nguyễn ntn?
 2- Nội dung.
- Dẫn dắt liên hệ: khẳng định lịch sử đã chứng minh; ở hoàn cảnh đó nếu 
một nhà nước PK có đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn đổi mới đất 
nước bảo vệ độc lập dân tộc.
 Nhà Nguyễn không làm được điều đó.
- Chứng minh: Pháp xâm lược nước ta:
+ Nhà Nguyễn không đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn. 
Không phát động 
+ Không quyết tâm đánh giặc. 
 toàn dân đánh * Giai đoạn 1: 1885-1888. (SGK).
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào kháng chiến bùng lên rộng khắp 
ở Bắc và Trung Kì, có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra.
- TD Pháp ráo riết truy lùng- TT Thuyết đưa vua Hàm Nghỉa căn cứ Sơn 
Phòng, Phú Gia thuộc Hương, Khê Hà Tĩnh. Quân giặc nlùng sục, Ông lại 
đưa vua quay lại Quảng Bình- làm căn cứ chỉ huy chung phong trào khắp 
nơi.
- Trước những khó khăn ngày càng lớn, TT Thuyết sang Trung Quốc cầu 
viện (cuối 1886).
- Cuối 1888, quân Pháp có tay sai dẫn đường, đột nhập vào căn cứ, bắt sống 
vua Hàm Nghi và cho đi đày biệt xứ sang Angiêri (Châu Phi).
* Gia đoạn 2: 1888-1896 (phần 2 SGK).
- Vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào khởi nghĩa vũ trang vẫn tiếp tục phát 
triển.
- Nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động từ đồng bằng lên Trung du miền núi 
và quy tụ thành những cuộc KN lớn, khiến cho Pháp lo sợ và phải đối phó 
trong nhiều năm. (KN: B.Đình, Bãi Sậy, Hương Khê).
c. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
* KN Ba Đình (1886-1887).
- Căn cứ: 3 làng kề nhau giữa vùng chiêm trũng: Mĩ Khê, Mậu Thịnh, 
Thượng Thọ ( Nga Sơn, Thanh Hoá) Là một căn cứ kiên cố, có thể kiểm 
soát các đường giao thông, xây dựng công sự có tính chất liên hoàn, hào 
giao thông nối với các công sự (nhưng mang tính chất cố thủ).
- Sự bố trí của nghĩa quân: Lợi dụng bề mặt địa thế, nghĩa quân lấy bùn trộn 
rơm cho vào rọ xếp lên mặt thành, sử dụng lỗ châu mai quân sự.
- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- Diễn biến: Từ 12.1886 1.1887, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn 
vào căn cứ, nghĩa quân chiến đấu và cầm cự trong suốt 34 ngày đêm làm cho 
hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt. Quân Pháp liều chết cho nổ mìn phá thành, 
phun dầu đốt rào tre, Ba Đình biến thành biển lửa.
- K.quả: 1.1887, nghĩa quân phải rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá), chiến 
đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Bãi Sậy: (1883-1892).
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.
- Căn cứ: 
+ Thuộc các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng 
Yên).
+ Dựa vào vùng đồng bằng có lau sậy um tùm, đầm lầy, ngay trong vùng 
kiểm soát của địch để kháng chiến.
- Chiến Thuật: Lối đánh du kích. - Người lãnh đạo sáng suốt, có uy tín nhất trong phong trào Cần Vương ở 
Nghệ Tĩnh.
- Căn cứ hiểm trở.
- Chiến thuật thích hợp: Du kích, lợi dụng điểm mạnh của địa thế.
- Tổ chứ: quy mô, có sự chuẩn bị chu đáo. 
- Được nhân dân ủng hộ.
d. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương. (Các cuộc khởi nghĩa 
lớn).
- Khách quan: TD Pháp lực lượng còn vđang mạnh, cấu kết với tay sai đàn 
áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Chủ quan: 
+ Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: “Cần Vương” là giúp vua chống 
Pháp, khôi phục lại Vương triều PK. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng 
một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất, không 
đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội 
và nguyện vọng của nhân dân là xoá bỏ giai cấp PK, chống TD Pháp, giành 
độc lập dân tộc.
+ Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực PK VN suy tàn nên ngọn cờ lãnh 
đạo không có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước thuộc 
giai cấp PK và nhân dân), hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu mạo 
hiểm, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật sai lầm.
+ Tính chất, P2: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với nhau Pháp 
lần lượt đàn áp một cách dễ dàng.
đ. ý nghĩa lịch sử phong trào Cần Vương.
- Mặc dù thất bại xong các cuộc KN trong phong trào Cần Vương đã nêu cao 
tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, 
làm cho TD Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được 
Việt Nam.
- Các cuộc KN tuy thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho các phong 
trào đấu tranh giai đoạn sau,
- Các cuộc KN cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp PK trong lịch sử đấu 
tranh của dân tộc.
3. Phong trào Nông dân Yên Thế và Phong trào chống pháp của đồng bào 
Miền núi cuối TK XIX.
a. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) [khai thác KTCB trong SGK].
- Căn cứ: Yên Thế (vùng phía Tây tỉnh Bắc Giang) là vùng đất đồi, cây cối 
rậm rạp, địa hình hiểm trở.
* Nguyên nhân: Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho 
nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi 
TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu 

File đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_mon_lich_su_lop_8.doc