Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hòa An

docx 55 trang giaoanhay 26/04/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hòa An

Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hòa An
 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC MÔN 
 NGỮ VĂN 9 (THEO CT GIẢM TẢI CỦA BỘ GD)
 (ĐƠN VỊ: THCS HÒA AN)
Văn bản BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 Chu Quang Tiềm 
I/ Đọc – tìm hiểu chung 
 - Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) - nhà mĩ học lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc 
- Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc 
đọc sách 
- Phương thức biểu đạt chính : nghị luận 
II/ Tìm hiểu văn bản:
Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 Luận điểm: (3LĐ)
a) Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách. 
b) Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
c) Bàn về phương pháp đọc sách.
LUẬN ĐIỂM 1: Tầm quan trọng của việc đọc sách 
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó 
chính là kho tàng quý báu , là di sản tinh thần của loài người đúc kết được trong hàng 
nghìn năm 
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao vốn tri thức 
LUẬN ĐIỂM 2: Những khó khăn dễ gặp trong tình hình đọc sách hiện nay 
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu , dễ sa vào lối “Ăn tươi nuốt sống”, 
không biết nghiền ngẫm 
 - Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa , lãng phí thời gian và sức lực vào những cuốn 
sách không thật có ích 
LUẬN ĐIỂM 3 Phương pháp đọc sách 
 a/ Cách chọn sách 
- Chọn cho tinh , đọc cho kĩ 
- Cần đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn , chuyên sâu của mình 
- Không bỏ qua việc đọc loại sách thường thức 
 b/ Cách đọc sách : 
- Đọc kĩ, không nên đọc lướt qua , vừa đọc vừa suy ngẫm , nhất là đối với các quyển 
sách có giá trị KHỞI NGỮ
I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Đặc diiểm : - Thành phần câu
 - Đứng trước chủ ngữ
 - Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ về, đối với .
- Ví dụ : - Giàu , tôi cũng giàu rồi 
- Ghi nhớ : SGK/8
2. Công dụng : Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
* Lưu ý : 
- Một số trường hợp khởi ngữ có thể đứng sau chủ ngữ
- Dùng khởi ngữ khi muốn nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu 
II/ Luyện tập : 
Bài tập 1, 2. 
1.Các khởi ngữ:
a) Điều này 
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) Làm khí tượng
 e) Đối với cháu
2.Chuyển thành câu có khởi ngữ:
 a) Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.
 b) Hiểu , tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Biến những câu sau thành câu có chứa khởi ngữ: 
A.Tôi đọc quyển sách này rồi.
B. Nhà tôi có hai con mèo. b- Trình tự phân tích:
+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
+ Đoạn nhỏ tt phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại việc phân tích bản 
thân chủ quan của mọi người.
BT2. Viết đoạn văn ngắn.
Hiện tượng học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự.
 -Thế nào là học qua loa dối phó.
 -Phân tích bản chất và tác hại của lối học trên.
 +Biểu hiện của học qua loa.
 +Biểu hiện của học đối phó.
 +Bản chất của học qua loa đối phó.
 +Tác hại của lối học trên.
3. SGK/12
+ Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ xưa nay.
+ Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
+ Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, 
như thế mới có ích.
+ Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thức 
rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn..
4. SGK/12
 Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho 
kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hổ trợ cho việc nghiên cứu chuyên 
sâu .
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Viết một đoạn văn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc 
đọc sách, trong đó có sử dụng phép lập luận phân tích tổng hợp. Nêu một tp văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tp ấy với em. 
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1.Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc 
của câu.
2. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc 
được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD:Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con , nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại 
bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.
 (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
->Trong câu trên, từ chắc và hình như chính là thành phần tình thái, nếu không có hai từ 
này thì nghĩa sự việc trong câu không thay đổi vì chúng không tham gia trong việc tạo 
nghĩa cho câu.
3.Thành phần cảm thán được dùng đẻ bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, 
giận...)
VD: Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công.
 ( Mai Văn Tạo)
->Trong câu trên ôi là thành phần cảm thán giúp người nói bày tỏ nổi lòng của mình
4.Thành phần gọi đáp:
 Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ : 
 - Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy !
 - Vâng , mời bác và cô lên chơi .
=> Này: dùng để gọi; vâng: dùng để đáp-> chúng là thành phần biệt lập.
5. Thành phần phụ chú:
 Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu 
ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ 
chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
- Ví dụ : 
 Chúng tôi , mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi . Công dụng:
 Trong (a) ,(b), (c): giải thích cho các cụm danh từ: mọi người; những người nắm 
 giữ chìa khóa của cánh cửa này; lớp trẻ
 Trong (d): Nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:
a) Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 (Sang thu - Hữu Thỉnh)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc 
thương vô hạn.
c, Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa 
 (Bếp lửa - Bằng Việt)
Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
 (Kim Lân, Làng)
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng 
hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn 
ở làng lại đổ đốn đến thế được.
 (Kim Lân, Làng)
Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh 
chung tiền mở cái trường
 (Nam Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp 
nghẹt tim tôi.
 (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em. + Cuộc sống là nguyên liệu thô: chỉ những bộn bề phức tạp của cuộc sống mà mỗi nguời 
phải trải qua trong đời khi sống.
+ nghệ nhân: con người có tài năng nghệ thuật, có con mắt thẩm mĩ
+ Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay 
chúng ta: từ nguyên liệu cuộc sống, mỗi người sẽ tạo ra một tác phẩm của cuộc đời 
mình.
-Nội dung câu nói: 
 Câu nói đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình. 
Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của 
con người.
(2) Bàn luận:
 - Cuộc đời chúng ta chính là tác phẩm nghệ thuật được nhào nặn từ chính đôi bàn tay 
của chúng ta. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đề nằm 
trong đôi bàn tay của chúng ta.
 . Nếu chúng ta sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu xí, tận 
dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có 
một tác phẩm cuộc đời thật đẹp.
 . Nếu buông xuôi và phó mặc , bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc 
đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
-Mở rộng, phản đề:
 + Tác phẩm cuộc đời của mỗi con người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn 
cảnh khách quan.
 + Phê phán thái độ sống hưởng thụ, ỷ lại, chờ đợi sự ban phát từ người khác.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức: Chỉ có bản thân chúng ta mới tạo ra số phận cho mình
- Hành động: 
+ Luôn nổ lực phấn đấu hoàn thiện bản thân.
+ Mọi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, 
có ước mơ.
c. Kết bài:
- Tổng kết lại vấn đề.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề đặt ra.
2. ĐỐI VỚI BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TIÊU CỰC
a. Mở bài: 
- Dẫn dắt vào vấn đề.
- Nêu khái quát nội dung vấn đề cần bàn luận.
b.Thân bài:
- Giải thích hiện tượng + Vô cảm khiến con người ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình 
mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
+ Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc 
đời.
+Không hiểu được những giá trị thực sự của cuộc sống.
+Đời sống khô cằn, thiếu tình yêu và hạnh phúc.
-Giải pháp:
+ Cần giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị của cuộc sống bằng chính hành động thực tiễn 
của chúng ta.
+ Nhắc nhở, điều chỉnh hành vi một cách đúng đắn cho thanh thiếu niên.
+ Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham 
gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn...
+ Sinh thời, Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn 
mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.
+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: Khi con gái hỏi điều gì 
làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều 
không xa lạ với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình yêu thương nhân loại 
vô bờ bế thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột 
trong xã hội tư bản đầy áp bức bất công.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với 
người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ.
- Hành động:
+ mỗi học sinh cần xác định đúng trách nhiệm học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có 
trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
+ Hãy quan tâm giúp đỡ những người thân, bạn bè.
+ Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và 
cuộc sống này tràn ngập yêu thương.
c. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Từ dàn ý hướng dẫn ở trên, HS viết thành bài văn nghị luận. VĂN BẢN: 
 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (TỰ HỌC)
 (Vũ Khoan)
Câu 1: Nêu hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan và văn bản “ Chuẩn bị hành trang 
vào thế kỉ mới”?
- Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị , nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao , Bộ 
trưởng Bộ Thương mại , nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ 
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ra đời đầu năm 2001 , thời điểm chuyển giao giữa 
hai thế kỉ , hai thiên niên kỉ . Vấn đè rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có 
thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết 
 - Bài viết ra đời đầu năm 2001, dân tộc ta đã và đang thực hiện công cuôc xây dưng 
đấùt nước đến năm 2020 thành nước công nghiệp. Vấn đề: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận 
ra những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào 
nền kinh tế mới”
Câu 2: Nêu Hệ thống luận cứ của văn bản?
Có 3 luận cứ:
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị con người.
+ Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho 
đất nước ta 
+ Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách , thói quen của con người Việt Nam cần 
được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới 
Câu 3: Em hãy nêu Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con 
người Việt Nam: 
 +Thông minh, nhạy bén – thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.; cần cù 
sáng tạo – thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với sự 
khẩn trương
 + Đoàn kết, đùm bọc trong chiến dấu – đố kỵ trong làm ăn.
 + Thích ứng nhanh – nhiều hạn chế trong nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh 
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 100 từ) trình bày suy nghĩ 
của em về những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_he_thong_hoa_kien_thuc_mon_ngu_van_9_truong.docx