Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Vật lí 9 - Bài học: Truyền tải điện năng đi xa và máy biến thế - Nguyễn thị Song Mây
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Vật lí 9 - Bài học: Truyền tải điện năng đi xa và máy biến thế - Nguyễn thị Song Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Vật lí 9 - Bài học: Truyền tải điện năng đi xa và máy biến thế - Nguyễn thị Song Mây

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID-19 MÔN VẬT LÍ 9 Gv: Nguyễn Thị Song Mây Thời gian tự học: 01 tuần: Từ 13/4 đến 18/4/2020 Bài học: BÀI TẬP VỀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA VÀ MÁY BIẾN THẾ A. MỤC TIÊU: Học sinh cần: - Vận dụng các công thức đã học để giải các bài tập về truyền tải điện năng đi xa và máy biến thế. B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. (Học sinh ghi vào vở phần này) I. CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ. 1. Công suất điện. P = U.I = R.I2 = U2/R (đối với điện trở thuần) 2. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. 2 2 2 P hp = R.I = R.P /U . Trong đó: R: là điện trở của đường dây tải điện (Ω) U: là hiệu điện thế ở nơi truyền tải (V) P : là công suất điện cần truyền tải (W) I: là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện (A) Php : là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện (W) Trên đường dây tải điện có sự hao phí do tỏa nhiệt nên độ sụt thế được tính: Usụt thế = Udây = R.I . Trong đó: R: là điện trở của đường dây tải điện (Ω) I: là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện (A) Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ được tính: Utt = U - Udây . Trong đó: Utt : là hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ (V) U: là hiệu điện thế ở nơi truyền tải điện (V) Udây : là hiệu điện thế ở đầu đường dây tải (hay còn gọi là độ sụt thế) (V) Hiệu suất truyền tải điện. H = Ptt .100% / P = (P - Php).100% / P = Utt . 100% / U = (U - Udây) . 100% / U Trong đó: Ptt : là công suất tiêu thụ hay công suất có ích (W) P : là công suất điện cần truyền tải (W) Utt : là hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ (V) U: là hiệu điện thế ở nơi truyền tải (V) 3. Máy biến thế. U n 1 1 U 2 n 2 Cho: n1 = 10000 vòng; U1 = 110V Hỏi: a) n2 = ? khi U2 = 220V ’ ’ b) U 1 = 1000V thì U 2 = ? Mắc biến thế ntn? Giải. a) Số vòng dây của cuộn thứ cấp: U1 n1 n1.U 2 10000.220 n2 20000(vòng) U 2 n 2 U1 110 b) Với máy biến thế trên có số vòng dây là 10000 vòng và 20000 vòng, muốn sử dụng máy biến thế này để hạ thế thì mắc cuộn dây 20000 vòng với nguồn điện 1000V (là cuộn sơ cấp) và cuộn dây 10000 vòng là cuộn thứ cấp. Hiệu điện thế lấy ra lúc này ở cuộn thứ cấp là: U ' n' n .U ' 10000.1000 1 1 U ' 2 1 500(V ) ' ' 2 U 2 n2 n1 20000 III. NỘI DUNG TỰ HỌC. - Làm vào vở học (sau khi chép bài xong) hai bài tập kiểm tra bên dưới, ghi họ tên vào bài làm, chụp hình lại, gửi vô messenger riêng của cô để cô lấy điểm, khuyến khích những bài nộp càng sớm điểm cộng càng cao, hạn chót nộp bài là 17 giờ chiều thứ hai 13/4/2020. Bài tập kiểm tra. Bài 1: Một nguồn điện có hiệu điện thế U 1 = 1000V điện năng được truyền đi bằng dây dẫn đến nơi tiêu thụ. Biết điện trở của đường dây R = 10Ω và công suất của nguồn là 20kW. Hãy tính: a. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây; b. Độ sụt thế và hiệu điện thế tại nơi tiêu thụ; c. Hiệu suất truyền tải điện. Bài 2: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế xoay chiều ở 2 cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế là 15400V. a. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ như thế nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện? b. Dùng một máy biến thế có cuộn sơ cấp 500 vòng để tăng hiệu điện thế ở trên. Hỏi số vòng dây của cuộn thứ cấp là bao nhiêu? HẾT.
File đính kèm:
huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_o_nha_mon_vat_li_9_bai_hoc_truyen.docx