Hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn lớp 8 - Cao Xuân Dĩnh

docx 7 trang giaoanhay 26/01/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn lớp 8 - Cao Xuân Dĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn lớp 8 - Cao Xuân Dĩnh

Hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn lớp 8 - Cao Xuân Dĩnh
 Tổ: Ngữ văn- Trường THCS Trường Chinh- Đông Hòa- Phú Yên.
 GV: Cao Xuân Dĩnh- Phạm Thị Hoa
 Ngữ Văn 8
 ............................................................................................................................................................
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Từ ngày 13/4/2020- 18/4/2020)
 Môn: Ngữ văn lớp 8
 CHỦ ĐỀ: THƠ HỒ CHÍ MINH
 Văn bản: - TỨC CẢNH PÁC BÓ
 - NGẮM TRĂNG
 ( Vọng nguyệt)
 (Hồ Chí Minh)
 Kiến thức trọng tâm
 I. Tìm hiểu chung:
 - Hồ Chí Minh (1890- 1969): là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa 
thế giới.
- “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể tứ tuyệt, ra đời tháng 2-1941.
- “ Ngắm trăng” được viết theo thể thơ tứ tuyệt ( Trích Nhật kí trong tù), ra đời tháng 8/1942 đến 9/1943
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1.Bài: Tức cảnh Pác Bó
 a. Nội dung:
 Bác cảm thấy vui thích, sảng khoái khi được sống hòa nhịp với thiên nhiên. Từ đó cho thấy tinh thần lạc 
quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm 
cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
 b. Nghệ thuật: -Vần thơ tứ tuyệt bình dị
 - Giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh.
2.Bài: Ngắm trăng(Vọng nguyệt)
 Bài thơ Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt được viết trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đọa 
đày trong nhà tù vô cùng cực khổ. Người không có điều kiện tối thiểu để thưởng trăng. Không những Người 
không có rượu, không có hoa, mà còn không có cả tự do. Thế nhưng người tù cách mạng đã thưởng trăng một 
cách trọn vẹn, đầy đủ, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả 
trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
III. Tổng kết:(Xem SGK)
IV. Bài tập: Hai bài thơ Ngắm trăng( Vọng nguyệt) và Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh, hãy nêu sự giống 
nhau và khác nhau.
 - Khác nhau:
 Hai bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh khác nhau. Trong những ngày sống và làm việc rất gian khổ tại 
 hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó. Người sáng tác bài Tức cảnh Pác Bó. Còn bài Ngắm trăng được viết khi 
 Người bị giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
 - Giống nhau; -Toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người 
chiến sĩ, thi sĩ.
 - Sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt.
 Tổ: Ngữ văn- Trường THCS Trường Chinh- Đông Hòa- Phú Yên.
GV: Cao Xuân Dĩnh- Phạm Thị Hoa
Ngữ Văn 8
............................................................................................................................................................
 b, Câu nghi vấn "Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn 
 ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / 
 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? → Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy 
 hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.
 c, Câu nghi vấn: "Vậy thì sự biệt li nhẹ nhàng rơi?"
 → Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi.
 d, Câu nghi vấn " Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?"
 → Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất).
 Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
 a, + Sao cụ lo xa quá thế?
 + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
 + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?
 → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi 
 của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo 
 lắng về tương lai.
 b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy 
 chăn dắt làm sao?
 → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích 
 thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.
 c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
 → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên 
 dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)
 d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
 → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng 
 để hỏi.
 - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu 
 khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.
 Bài 1 ( trang 31 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :
 - Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ 
 "đừng" ở câu c.
 - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng 
 ta".
 - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:
 + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ 
 thể hóa chủ thể hơn. Tổ: Ngữ văn- Trường THCS Trường Chinh- Đông Hòa- Phú Yên.
GV: Cao Xuân Dĩnh- Phạm Thị Hoa
Ngữ Văn 8
............................................................................................................................................................
 c, Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả 
 khi mọi người đang mong chờ xuân tới.
 d, Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
 → Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu 
 cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu.
 Bài 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
 a, Cháu cũng yêu bà nhiều biết bao!
 b, Ôi, mặt trời rực rỡ quá!
 Bài 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
 a, Dế Choắt tắt thở.
 → Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết
 Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
 → Bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế 
 Choắt.
 b, Câu trần thuật: " Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung 
 sướng reo lên:"
 → Thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.
 - Câu cảm thán: " Cây bút đẹp quá!"
 → Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.
 - Câu trần thuật: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!"
 → Bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã tặng bút thần.
 Bài 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
 - Câu :" Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"
 → Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.
 - Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."
 → Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
 → Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp 
 của đêm trăng đẹp.
 Bài 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
 a, Câu cầu khiến với từ cầu khiến "đi", kết thúc câu bằng dấu chấm than. Mục 
 đích yêu cầu người nghe dừng hành động hút thuốc lại.
 b, Câu nghi vấn với từ nghi nghi vấn " được không". Mục đích yêu cầu tắt thuốc 
 lá. Tổ: Ngữ văn- Trường THCS Trường Chinh- Đông Hòa- Phú Yên.
GV: Cao Xuân Dĩnh- Phạm Thị Hoa
Ngữ Văn 8
............................................................................................................................................................
 Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc 
 bắt mắt.
 Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
 Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:
 a, Nêu vấn đề
 - Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề.
 + Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc 
 đọc.
 + Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ 
 từ tri thức nhân loại.
 b, Giải quyết vấn đề
 Người viết trình bày theo vấn đề từ thấp đến cao:
 + Ở mức thấp có thể đọc thành tiếng
 + Ở mức cao có thể đọc thầm (đọc theo dòng và theo ý)
 + Đọc lướt từ trên xuống dưới
 + Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý
 + Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một 
 trang sách, cuốn sách
 + Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí
 c, Kết luận
 - Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Goroki, Ban-zắc
 - Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.
 Các số liệu đưa ra trong bài với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi 
 nói tới phương pháp đọc nhanh.
 III. Bài tập về nhà:
 Từ dàn ý Bài 1 ( trang 26 sgk Ngữ văn 8 tập 2) mà GV hướng dẫn ở phần Luyện 
 tập, các em hãy viết hoàn chỉnh bài văn: thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón 
 Trung thu.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mon_ngu_van_lop_8_cao_xuan_dinh.docx