Hệ thống kiến thức học kì II môn Ngữ văn Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức học kì II môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiến thức học kì II môn Ngữ văn Lớp 6
HỆ THỐNG KIẾN THỨC PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 6 HỌC KÌ II: A/Hệ thống kiến thức: I. Phó từ là gì? - Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. *. Các loại phó từ 1. Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. 2. Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng. II. So sánh là gì ? - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh Bao gồm bốn yếu tố: sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh. 1. Các kiểu so sánh Có hai kiểu a. So sánh ngang bằng. b. So sánh không ngang bằng. 2/Tác dụng của so sánh. Vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; Vừa có tác dụng biểu hiện tượng, tình cảm sâu sắc. III. Ẩn dụ là gì ? - Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. - Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng tính gợi hình, gợi cảm. IV. Nhân hóa là gì ? Nhân hóa là gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hóa. - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. * Tác dụng của phép nhân hóa: Làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao. V. Hoán dụ là gì ? - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Các kiểu hoán dụ. - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. VI/ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. - Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn ; thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt. BT 3/ 26 Tìm phép so sánh trong VB Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và VB Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi. *Tiết 91: Nhân hóa Bài tập 1 / 58:Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng. Các phép nhân hoá: đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn → Làm cho quang cảnh bến cảng được MT sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng. BT 2/ 58: So sánh cách diễn đạt trong hai đoạn văn: Đoạn 1 Đoạn 2 đông vui rất nhiều tàu xe tàu mẹ, tàu con tàu lớn, tàu bé xe anh, xe em xe to, xe nhỏ tíu tít nhận hàng vềra. nhận hàng vềhàng ra bận rộn hoạt động liên tục Đoạn 1 sử dụng nhiều phép nhân hoá, nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. BT 4/ 59: Cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích được tạo ra bằng cách nào ? nêu tác dụng ? a. núi ơi → Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. b.- tấp nập, cãi cọ om sòm → Dùng TN vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ HĐ, tính chất của vật. - anh, họ → Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi SV. c. dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn , vùng vằng → Dùng TN vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ HĐ, tính chất của vật. d. bị thương, thân mình, vết thương, cục máu → Dùng TN vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ HĐ, tính chất của vật. * Tác dụng của nhân hoá: Ngoài các tác dụng trên, phép nhân hoá. *Tiết 95 :Ẩn dụ BT 2/ 70: Tìm các ẩn dụ. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau: a. - Ăn quả → sự hưởng thụ thành quả lao động:Tương đồng về cách thức. - Kẻ trồng cây → người lao động, người tạo ra thành quả: Tương đồng về phẩm chất. b. - Mực, đen →cái xấu: Tương đồng về phẩm chất. - Đèn, sáng → cái tốt, cái hay, cái tiến bộ → Tương đồng về phẩm chất. c. - Thuyền → người đi xa. - Bến → người ở lại. * Tương đồng về phẩm chất. d. Mặt trời → Bác Hồ: Tương đồng về phẩm chất. BT 3/ 70 + Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : a. chảy b. chảy c. mỏng d. ướt *Tiết 101 :Hoán dụ BT 1/ 84: Chỉ ra phép hoán dụ và nêu tác dụng của nó. a. Làng xóm → người nông dân ( QH giữa vật CĐ với vật bị CĐ) b. Mười năm → Thời gian trước mắt, trăn năm → TG lâu dài ( QH giữa cái cụ thể với cái trừu tượng). c. Áo chàm → người Việt Bắc (QH dấu hiệu của sự vật với sự vật). d. Trái đất → nhân loại (QH giữa vật CĐ với vật bị CĐ). BT 2/ 84: Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? * Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
File đính kèm:
- he_thong_kien_thuc_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6.doc