Giúp học sinh hứng thú học môn Công nghệ qua tiết thực hành
Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh hứng thú học môn Công nghệ qua tiết thực hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giúp học sinh hứng thú học môn Công nghệ qua tiết thực hành

Trường THCS Trần Hào Tổ Thể dục- Công nghệ- Nhạc- Họa GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ QUA TIẾT THỰC HÀNH I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Theo quan niệm nhiều người cho rằng, công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới nhiều, nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên (GV) bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và gây nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học. Đặc thù của bộ môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí (công nghệ 6), trồng trọt, chăn nuôi (công nghệ 7), vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ khí (công nghệ 8), trồng cây ăn quả (công nghệ 9) Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này. Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước sau: Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng. Ví dụ: Trọng tâm kiến thức của bài 10 là lợi ích của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đồ dùng Chuyên đề: “Giúp học sinh hứng thú học môn công nghệ qua tiết thực hành” 1 Trường THCS Trần Hào Tổ Thể dục- Công nghệ- Nhạc- Họa khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta. - Sử dụng phương pháp dạy thực hành giúp cho học sinh quan sát, thực hành tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: a) Đặc điểm tình hình: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà trường có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, phòng học kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng tương đối đầy đủ cho bộ môn. - Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả. b) Thực trạng: * Đối với học sinh: - Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học. - Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập. - Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao. - Trong quá trình học tập, học sinh đã nắm được phần lí thuyết, nhưng kết quả kiểm tra các bài thực hành ở đầu năm học chưa cao. * Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân tôi phát hiện một số vấn đề như sau: - Một số em chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu không đầy đủ. - Trong nhóm thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia, những học sinh còn lại không tích cực hoạt động. - Các em không nắm vững được qui trình thực hành. Chuyên đề: “Giúp học sinh hứng thú học môn công nghệ qua tiết thực hành” 3 Trường THCS Trần Hào Tổ Thể dục- Công nghệ- Nhạc- Họa thực hành, giáo viên cần phải quan sát, tìm hiểu về nguyên lí, cấu tạo, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng các dụng cụ để thực hành, các thao tác mẫu, các lời giải thích phải chính xác, đúng kĩ thuật, đúng qui trình công nghệ. Điều này rất quan trọng, vì nếu học sinh đã quen với thao tác không chính xác, tuỳ tiện thì sửa chữa rất khó khăn. 3.3 Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh, thì mỗi giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học đặc trưng để tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ. Điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho mình một phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất; tức là việc lựa chọn phương pháp phải đa dạng. Để hình thành một kĩ năng học sinh phải lặp đi, lặp lại nhiều lần một số thao tác nào đó. Kĩ năng được hình thành qua các giai đoạn từ không thành thạo đến thành thạo. Do vậy, dạy thực hành phải được tiến hành với quy trình hợp lí và phương pháp hợp lí. 4. Quá trình tổ chức thực hiện dạy thực hành: a) Mục đích - Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản cần thiết. - Hình thành cho học sinh một số kĩ năng như: quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành - Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, thảo luận, nêu vấn đề, luyện tập thực hành - Học sinh phải lặp đi lặp lại nhiều lần một số thao tác nào đó để các em nắm vững cách làm. b) Quy trình thực hành * Chuẩn bị Chuyên đề: “Giúp học sinh hứng thú học môn công nghệ qua tiết thực hành” 5 Trường THCS Trần Hào Tổ Thể dục- Công nghệ- Nhạc- Họa - Giáo viên thường xuyên theo dõi, chỉ dẫn và uốn nắn kịp thời, nhắc nhở học sinh thực hiện cẩn thận, an toàn khi thực hành. - Thu dọn dụng cụ sau khi thực hành. 4) Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài: - Thái độ học tập và lao động trong quá trình thực hành. - Mức độ kỹ năng học sinh đạt được, được đánh giá qua chất lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành theo các chỉ số và chuẩn xác định. - Ý thức vệ sinh phòng học sau khi thực hành. III/ KẾT QUẢ: Qua nghiên cứu lí luận, thực tiễn về vấn đề được nêu ra của chuyên đề, “Giúp học sinh hứng thú học môn công nghệ qua tiết thực hành” Chúng tôi áp dụng chuyên đề này thấy được chất lượng bộ môn có chuyển biến rõ rệt đặc biệt là các em có hứng thú học thực hành, thích học môn công nghệ, các em có thể áp dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống hằng ngày như chế biến một vài món ăn đơn giản như: xào, luộc, kho (lớp 6 ); đọc được một số bản vẽ đơn giản, biết sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay, lắp được một số mạch điện đơn giản trong gia đình và tính toán được điện năng tiêu thụ (lớp 8) Chất lượng điểm bài thực hành tăng lên rõ rệt với kết quả như sau: Chuyên đề: “Giúp học sinh hứng thú học môn công nghệ qua tiết thực hành” 7
File đính kèm:
giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc_mon_cong_nghe_qua_tiet_thuc_hanh.doc