Giáo án Vật lí 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Lê Thị Thiên Kim
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Lê Thị Thiên Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Lê Thị Thiên Kim
Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đông Hòa Bài soạn “Áp suất” - Vật lí 8 Ngày soạn: 22/10/2019 Ngày dạy: 25/10/2019 TIẾT 8 BÀI 7 ÁP SUẤT A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. - Viết được công thức tính áp suất p = F/S và nêu được tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công thức. - Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất dựa vào công thức tính áp suất p = F/S. - Vận dụng được công thức p = F/S để giải một số bài tập có liên quan. 2. Kĩ năng. - Rèn cho học sinh kĩ năng bố trí thí nghiệm sau khi dự đoán hiện tượng, đọc và xử lí kết quả thí nghiệm, làm việc theo nhóm. - Kĩ năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng thu thập thông tin, xử lí tình huống, kĩ năng giải bài tập Vật lí, kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải thích hiện tượng thực tế hay bài tập có liên quan. 3. Định hướng hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất. - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích hiện tượng và giải bài tập. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chăm học, yêu thích học bộ môn Vật lí, có tinh thần hợp tác nhóm. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. * Phương pháp: Thí nghiệm trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm. Giáo viên Lê Thị Thiên Kim Năm học: 2019 - 2020 1 Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đông Hòa Bài soạn “Áp suất” - Vật lí 8 C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. Đáp án: Câu 1: Trọng lực và lực nâng của mặt bàn, Câu 2: B, câu 3: A, câu 4: D Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (2 phút). Học sinh quan sát đoạn phim về máy gặt đập liên hợp trên đồng ruộng. Giáo viên giới thiệu bài mới: Áp suất. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (23 phút). HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Giáo viên: Máy gặt có tác dụng lực lên nền đất ruộng hay không? Lực này có phương và chiều như thế nào? Học sinh: Có lực tác dụng, lực này có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới; (đó là trọng lực của máy gặt). Giáo viên: Lực của máy gặt tác dụng lên nền đất ruộng chính là áp lực, Vậy áp lực là gì? I. ÁP LỰC. Học sinh: Đọc thông tin từ SGK và nêu khái niệm về áp Là lực ép có phương vuông lực. góc với mặt bị ép. Giáo viên: Chỉ định một vài học sinh nhắc lại áp lực là gì? Học sinh: Quan sát một số hình ảnh và nhận ra các trường hợp có áp lực. Giáo viên Lê Thị Thiên Kim Năm học: 2019 - 2020 3 Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đông Hòa Bài soạn “Áp suất” - Vật lí 8 BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NHÓM Độ lớn của áp Diện tích bị ép Độ lún lực (F) (S) (h) F2 F1 S2 S1 h2 h1 F3 F1 S3 S1 h3 h1 GV kiểm tra kết quả thí nghiệm của các nhóm, nhận xét tuyên dương. Qua kết quả thí nghiệm học sinh rút ra kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện - Tác dụng của áp lực phụ tích bị ép càng nhỏ. thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép. * Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. 2. Công thức tính áp suất. Học sinh đọc thông tin SGK và dựa vào kết quả thí nghiệm Áp suất là độ lớn của áp lực cho biết áp suất là gì? Nêu công thức tính áp suất. trên một đơn vị diện tích bị ép. Trong đó: F là áp lực, đơn vị N. S là diện tích bị ép, đơn vị m2. Giáo viên Lê Thị Thiên Kim Năm học: 2019 - 2020 5 Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đông Hòa Bài soạn “Áp suất” - Vật lí 8 + Khi cần giảm áp suất thì ta cần giảm áp lực (F) và tăng diện tích bị ép (S). Học sinh quan sát một số tranh vẽ, thảo luận và nêu các trường hợp về cách tăng giảm áp suất trong các công việc thường gặp hằng ngày. Giáo viên: Qua kết quả trên, giải thích vì sao máy gặt chạy được trên nền đất ruộng còn ô tô thì không? Học sinh giải thích được máy gặt chạy được trên đất ruộng mềm không bị sa lầy là do bánh xích của xe có diện tích lớn, nên áp suất tác dụng lên mặt ruộng là nhỏ hơn so với ô tô. Giáo viên giáo dục an toàn giao thông: Xe chở quá tải tạo ra áp suất lớn tác dụng lên mặt đường làm hư hỏng gây ra nhiều ổ gà,ổ voi,.. là mất an toàn giao thông. Giáo viên chiếu bài tập 2: Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề và tóm tắt đề bài tập. Áp suất của xe tăng lên mặt Gọi học sinh giải bài tập 2 đường p1 = F1 / S1 = 340000/ 1,5 = 226666,7(Pa) Giáo viên Lê Thị Thiên Kim Năm học: 2019 - 2020 7
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_8_tiet_8_bai_7_ap_suat_le_thi_thien_kim.docx