Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39-63
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39-63", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39-63

CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT TIẾT 39: CÁC LOẠI QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau - Biết dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành 2 nhóm chính: quả khô và quả thịt 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng - Quan sát tranh, mẫu vật - Nhận biết kiến thức từ mẫu vật - Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch II. Kiến thức trọng tâm : *CÁC LOẠI QUẢ - Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng - Có 2 loại quả khô + Khô nẻ: đậu xanh, cải + Khô không nẻ: bồ kết, phượng 2. Các loại quả thịt: - Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả - Có 2 loại quả thịt: + Quả mọng: cà chua, hồng, chuối + Quả hạch: bơ, xoài, táo III. Câu hỏi: 1.Nêu đặc điểm quả khô và quả thịt? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt 2. Tại sao phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô? IV. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục: “ Em có biết” 2. Bài sắp học: - Đọc trước bài 33 - Mỗi nhóm chuẩn bị: + 1 số hạt đỗ đen đã ngâm nước trước 4 ngày + hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 ngày + 1 số hạt khác: bưởi, cam, thóc TIẾT 41: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT (HS TỰ ĐỌC) TIẾT 42: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM ( HS TỰ ĐỌC) - Mỗi nhóm chuẩn bị vật mẫu: + Rong mơ + Rau câu + Tảo sừng hươu (nếu có) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII 1.Nêu đặc điểm quả khô và quả thịt? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt 2. Tại sao phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô? 3. Nêu các bộ phận của hạt? 4. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm? 5. Vì sao người ta phải giữ hạt làm giống là những hạt to, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh? TIẾT 46: RÊU- CÂY RÊU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa - Biết được cách sinh sản của rêu và cơ quan sinh sản của rêu - Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ - Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ - Biết được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết II. Kiến thức trọng tâm : 1. Quan sát cây dương xỉ a. Cơ quan sinh dưỡng: - Có rễ, thân, lá thật - Đã có mạch dẫn * So sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ với rêu? → Dương xỉ có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh hơn, đã có mạch dẫn → phù hợp với môi trường sống ở cạn. b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ: - cơ quan sinh sản là túi bào tử. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. Bào tử → nguyên tản → cây con * So sánh sự phát triển của rêu và dương xỉ? → Giống nhau: đều sinh sản bằng bào tử. Các bào tử nằm trong túi bào tử Khác nhau: Rêu con phát triển trực tiếp từ bào tử Dương xỉ: cây con mọc ra từ nguyên tản ( do bào tử phát triển thành) 2. 1 vài loại dương xỉ thường gặp: - Rau bợ sống ở nước - Lông culi sống ở cạn III. Câu hỏi: 1. So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ? 2. Sự phát triển của dương xỉ có gì khác so với rêu? Bài tập: Chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống: cây dương xỉ con, bào tử, nguyên tản, túi bào tử, đẩy bào tử bay xa Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa các .(1).Vách túi bào tử có 1 vòng cơ với màng tế bào dày lên rõ rệt, vòng cơ có tác dụng(2).khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành (3)rồi từ đó mọc ra (4). Dương xỉ sinh sản bằng (5)như rêu Đáp án: 1. túi bào tử 3. nguyên tản 5. bào tử 2. đẩy bào tử bay xa 4. cây dương xỉ con V. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục “ Em có biết” TIẾT 48: ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được 1 cách hệ thống toàn bộ kiến thức đã học từ chương VI đến chương VIII 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa II. Kiến thức trọng tâm : Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính 1. KN thụ phấn: 2. Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn Nhờ gió: Hoa thường tập trung ở ngọn Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ Đấu, vòi nhụy dài, có nhiều lông Nhờ sâu bọ: Hoa có màu sắc sặc sỡ Có hương thơm mật ngọt hạt phấn to, có gai Đầu nhụy có chất dính 4. Khái niệm thụ tinh: - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử - Sau khi thụ tinh: + hợp tử phát triển thành phôi + noãn phát triển thành hạt + bầu phát triển thành quả chứa hạt Chương VII:Quả và hạt 1. Các loại quả: - Quả khô gồm quả khô nẻ và khô không nẻ - Quả thịt gồm quả hạch và quả mọng 2. Các bộ phận của hạt: - Hạt gồm: + Vỏ: bao bọc bên ngoài TIẾT 50: HẠT TRẦN- CÂY THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây thông - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm II. Kiến thức trọng tâm : 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông: - Rễ to, khỏe, mọc sâu - Thân màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng) - Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2-3 lá trên 1 cành con rất ngắn 2. Cơ quan sinh sản: - Cơ quan sinh sản của thông là nón + Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, có vảy mang 2 túi phấn chứa hạt phấn + Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ, có vảy mang 2 noãn - Thông sinh sản bằng hạt. Hạt có cánh nằm lộ trên các lá noãn hở ( Thông là cây Hạt Trần). Chúng chưa có hoa quả * So sánh cơ quan sinh sản của cây thông với thực vật có hoa + Thông: chưa có hoa, quả. Hạt nằm lộ trên lá noãn + Thực vật có hoa: có hoa, quả. Hạt nằm trong quả III. Câu hỏi: + Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả + Hoa quả có nhiều dạng khác nhau - Môi trường sống đa dạng III. Câu hỏi: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng 1. Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây Hạt kín: A. Cây mít, cây ớt, cây rêu, cây ổi B. Cây cải, cây dừa, cây ổi, cây lúa C. Cây thông, cây lúa, cây đào, cây dừa D. Cây đào, cây ớt, cây trắc bách diệp, cây mít 2. Đặc điểm đặc trưng nhất của Hạt kín là: A. Sống trên cạn B. Có rễ, thân, lá C. Có sự sinh sản bằng hạt D. Có hoa, quả;hạt nằm trong quả 3. Thực vật Hạt kín tiến hóa hơn cả vì: A. Có nhiều cây to, sống lâu năm B. Có sự sinh sản hữu tính C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái đất Đáp án: 1.B 2.D 3.D IV. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 SGK - Đọc mục “ Em có biết” 2. Bài sắp học: - Xem trước bài 42: Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm - Xem lại kiến thức về các loại rễ, các kiểu gân lá - Mỗi nhóm chuẩn bị: + 1 vài cây thuộc lớp 2 lá mầm: râm bụt, bưởi, đậu, cà chua + 1 vài cây thuộc lớp 1 lá mầm: lúa, tre, cỏ gấu, rau mác TIẾT 52: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt 1 số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm ( về kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa) - Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp 2 lá mầm hay 1 lá mầm 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nghiên cứu SGK, thu thập thông tin II. Kiến thức trọng tâm : 1. Phân loại thực vật là gì? Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật 2. Các bậc phân loại: Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi- Loài III. Câu hỏi: 1.Thế nào là phân loại thực vật ? 2. Kể tên các bậc phân loại? IV. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi SGK 2. Bài sắp học: Xem trước bài 45: Nguồn gốc cây trồng, tìm hiểu: + Nguồn gốc cây trồng + Phân biệt cây trồng và cây dại + Cầm làm gì để cải tạo cây trồng CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII 1.Nêu đặc điểm cấu tạo của cây rêu? 2. Rêu sinh sản như thế nào? 3. So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ? 4. Sự phát triển của dương xỉ có gì khác so với rêu? 5. Nêu đặc điểm thực vật hạt kín? 2.Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người a. Đối với động vật - Thực vật cung cấp O2 cho động vật hô hấp - Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật ( bản thân những động vật này là thức ăn cho động vật khác và con người - Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho 1 số động vật như: khỉ, vượn, các loài chim b. Đối với con người: - Có lợi: + cung cấp lương thực, thực phẩm (lúa, khoai, ngô) + cho gỗ ( lim, bạch đàn) + làm thuốc + làm cảnh (hồng, mai, sen) -Có hại: + Cây thuốc lá: chứa nhiều chất độc nicotin, gây độc và hại cho hệ hô hấp + Cây thuốc phiện, cần sa: chứa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm , sử dụng dễ gây nghiện III. Câu hỏi: 1.Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu? 2.Thực vật có vai trò gì đối với động vật? 3. Tại sao nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người? 4. Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào? Cgo một vài ví dụ cụ thể? IV. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục “ Em có biết” 2. Bài sắp học: - Xem trước bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT - Sưu tầm 1 số hình ảnh về thực vật quý hiếm - Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng , khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng + Môi trường sống bị thu hẹp + Số loài bị suy giảm đáng kể → nhiều loài trở nên quý hiếm 3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: - Ngăn chặn phá rừng - Hạn chế khai thác thực vật quý hiếm - Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn - Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng III. Câu hỏi: 1.Thế nào là đa dạng thực vật? 2. Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở VN bị giảm sút? 3. Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở VN? IV. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học nội dung bài ghi - Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK tr159 - Đọc mục “ Em có biết” 2. Bài sắp học: Xem trước bài 50: VI KHUẨN, tìm hiểu: + Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn + Cách dinh dưỡng của vi khuẩn CHƯƠNG X: VI KHUẨN- NẤM- ĐỊA Y TIẾT 60: VI KHUẨN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên - Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh, hình II. Kiến thức trọng tâm : 1. Hình dạng, cấu tạo, kích thước của vi khuẩn:
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_39_63.docx