Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 21 đến bài 28
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 21 đến bài 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 21 đến bài 28

*Môn Ngữ Văn 7: TUẦN 21 Tiết: 77 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội 2.Kỹ năng: - Củng cố và bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ - Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội 3.Thái độ: Giáo dục học sinh về cách sống và ứng xử hàng ngày II. Nội dung và hệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản: 1/ Tục ngữ về phẩm chất con người: Câu hỏi: - Em hiểu ý nghĩa câu 1 như thế nào? Bài học từ kinh nghiệm sống này là gì?( Bổ sung:- Người sống đống vàng) - Em hiểu “góc con người” có nghĩa gì? (Dáng vẻ,đường nét con người). Răng và tóc được nhận xét trên phương diện nào?.Lời khuyên từ ý câu này là gì ? (câu 2). - Hình thức câu 3 có gì đặc biệt? Tác dụng? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa? ****Chết trong còn hơn sống đục. Trả lời: - Câu 1: Qua nghệ thuật hoán dụ,so sánh,đối,câu tục ngữ muốn khẳng định người quí hơn của coi trọng giá trị con người - Câu 2: Thể hiện cách nhìn nhận,đánh giá,bình phẩm con người của nhân dân.Nhắc nhở biết giữ răng và tóc sạch đẹp. - Câu 3: Qua nghệ thuật đối,câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy biết giữ gìn nhân phẩm. Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không để nhân phẩm hoen ố. 2/ Những kinh nghiệm về học tập tu dưỡng: Câu hỏi: - Trong câu 4,dân gian đã từng nhận xét về việc ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào? Kinh nghiệm nào được đúc kết? (Ăn trông nồi,ngồi trông hướng) . - So sánh 2 câu 5,6 . Theo em những điều khuyên trong 2 câu tục ngữ có mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? Trả lời: - Câu 4: Con người cần thành thạo mọi việc,khéo léo trong giao tiếp.Việc học phải toàn diện,tỉ mỉ. - Câu 5,6: Đề cao vai trò việc học ở bạn bè và vai trò của người thầy. + Câu 5: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy trong việc dạy dỗ học trò về tri thức, đạo đức, cách sống + Câu 6: Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn . Nó không hạ thấp việc học thầy , không coi học bạn quan trọng hơn học thầy . Câu tục ngữ khuyến khích , mở rộng đối tượng, phạm vi người học 3/ Những kinh nghiệm về quan hệ ứng xử: - Gọi HS đọc câu 4 SGK/15 - Thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao? - Thế nào là câu rút gọn? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/15 - Ví dụ: Học ăn,học nói,học gói,học mở. - Ghi nhớ: SGK/15 2. Cách dùng câu rút gọn: Câu hỏi: GV treo bảng phụ ghi mục II.1 SGK/15 .Gọi HS đọc - Những câu in đậm trong các ví dụ thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? - Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn ở bài tập 2 để thể hiện thái độ lễ phép ? - Từ hai bài tập trên,em hãy cho biết khi rút gọn câu,cần chú ý những điều gì ? GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/16 III. Luyện tập: 1. Câu b,c là câu rút gọn Vì tục ngữ nêu một qui tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn CN 2. Câu rút gọn : a/ Câu 1 (tôi ) Câu 7 (tôi) b/ Câu 1 (người ta) Câu 3 (vua) Câu 5 (quan tướng) Câu 8 (quan tướng) Trong thơ,ca dao thường có nhiều câu rút gọn.Vì thơ,ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích. 3. Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé,khi trả lời khách,đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. Bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu lầm. 4. Trong câu chuyện , việc dùng câu rút gọn của anh chàng phàm ăn có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức trở nên thô lỗ . Hướng dẫn tự học: . 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập 2. Bài sắp học : Đặc điểm của văn bản nghị luận - Tìm hiểu thế nào là luận điểm,luận cứ,lập luận - Luyện tập SGK/20 Tuần 21 Tiết:79 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Kết bài : Đề ra hướng có thói quen tốt Hướng dẫn tự học: . 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập trong SGK 2. Bài sắp học : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận. - Tìm hiểu đề văn nghị luận - Tìm hiểu cách lập ý cho bài văn nghị luận? - Đọc ghi nhớ,luyện tập SGK/23 Tuần 21 Tiết 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp HS làm quen với các đề văn nghị luận 2.Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Ý thức học tập để viết đúng II. Nội dung và hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài: 1. Tìm hiểu đề văn nghị luận: a/ Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: - Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài,đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?( được, làm đề bài cho bài văn sẽ viết.) - Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?( Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận). - Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?( như một lời khuyên, tranh luận, giải thích có tính định hướng cho bài viết). b. Tìm hiểu đề văn nghị luận GV ghi lên bảng đề văn: Chớ nên tự phụ - Đề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? Đề đòi hỏi người viết phải làm gì ? - Trước một đề văn,muốn làm bài tốt,cần tìm hiểu điều gì trong đề? - Các đề bài SGK/21 Đề văn nghị luận thường nêu một số khái niệm,một vấn đề lí luận.Tính chất của đề như lời khuyên,tranh luận,giải thíchcó tính định hướng cho bài viết. 2. Lập ý cho bài văn nghị luận: a. Xác lập luận điểm Với đề bài :Chớ nên tự phụ,quan điểm của em về ý kiến đó như thế nào ? Nêu lập luận của em về luận điểm đó? b. Tìm luận cứ Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào,có hại cho ai? Tự phụ là tự cho là mình có tài,có thành tích lớn mà coi thường mọi người c. Xây dựng lập luận Ghi nhớ SGK/23 + Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước + Tuyên truyền, tố chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến Câu hỏi: Bác đã so sánh tinh thần yêu nước như hình ảnh nào? Bác đề ra cho chúng ta nhiệm vụ gì? Nhận xét cách kết thúc vấn đề? Trả lời c. Những hình ảnh so sánh - Từ xưa ... cướp nước - Tinh thần yêu nước ... trong rương, trong hòm . III. Tổng kết : - Nhận xét những thành công về nghệ thuật . 1. Nghệ thuật - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện , tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện : lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền ... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm .. ), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ .... đến ... ), - Sử dụng biện pháp liệt kê , nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta - Nêu ý nghĩa văn bản 2.Ý nghĩa văn bản : Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước . Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập trong SGK 2. Bài sắp học : Câu đặc biệt - Tìm hiểu thế nào là câu đặc biệt? - Tác dụng của câu đặc biệt? - Luyện tập SGK/29 Tuần 22 Tiết 82 CÂU ĐẶC BIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu đặc biệt - Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt 2.Kỹ năng: Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể. 3.Thái độ: Ý thức sử dụng đúng II. Nội dung và hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài : 1. Thế nào là câu đặc biệt ? - Gọi HS đọc mục I SGK/27 - Câu: Ôi! Em Thuỷ có cấu tạo như thế nào?( không có cấu tạo theo mô hình CN-VN ) Đó có phải là câu rút gọn không? Vì sao? ( Các nhóm thảo luận lựa chọn câu trả lời đúng trong 3 phương án SGK/27) 2. Bài sắp học : : Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. + Tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận + Đọc lại văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, + Làm phần luyện tập SGK/31 Tuần 22 Tiết 83 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (Tự học có hướng dẫn ) I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. 2.Kỹ năng: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận 3.Thái độ: Ý thức học tập phương pháp lập luận trong văn nghị luận II. Nội dung và hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài: 1 Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận: - GV gọi HS đọc lại văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.(Hồ Chí Minh) - Bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? - Dựa vào sơ đồ trong SGK, em cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài văn? - Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận? Ghi nhớ: SGK/31 Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta *** Bố cục: Gồm 3 phần a/ Mở bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. b/Thân bài : Chứng minh truyền thống yêu nước của dân tộc ta.: ** Trong quá khứ lịch sử (3 câu) - Câu 1 : Giới thiệu khái quát và chuyển ý - Câu 2: Liệt kê dẫn chứng - Câu 3 : Xác định tình cảm, thái độ : ghi nhớ công lao ** Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại.(5 câu) - Câu 1 : Giới thiệu khái quát và chuyển ý - Câu 2,3,4: Liệt kê dẫn chứng - Câu 5: Khái quát nhận định , đánh giá c/ Kết bài :(5 câu) - Câu 1 : Giới thiệu khái quát và chuyển ý - Câu 2,3,4: Liệt kê dẫn chứng - Câu 5: Bổn phận ***. Phương pháp lập luận: - Hàng ngang 1-2:quan hệ nhân- quả - Hàng ngang3: Tổng phân hợp - Hàng ngang4: Suy luận tương đồng Gọi HS đọc , bổ sung luận cứ Bảng phụ ghi mục I.3 SGK/33 - GV gọi HS viết tiếp kết luận cho các luận cứ trên nhằm thể hiện tư tưởng,quan điểm của người nói , nhận xét Trong đời sống,hình thức biểu đạt mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều luận điểm và ngược lại. 2. Lập luận trong văn nghị luận: - GV gọi HS đọc mục II , so sánh một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận? - Gọi HS đọc II.2 , lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người” , nêu nhận xét Lập luận trong văn nghị luận thường diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu, đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ và rõ ràng. 3. Luyện tập: a/ Lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người” - Vì sao nói sách là người bạn lớn của con người? + Sách là kho dự trữ những tinh hoa văn hoá, khoa học kỹ thuật của loài người. + Sách giúp con người nhu cầu tìm hiểu,giúp tâm hồn ta thư giãn,trí óc mở mang + Sách bồi dưỡng con người tình cảm tốt đẹp Dẫn chứng cụ thể: SGK,sách KHKT, b/ Truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng” - Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát,kiêu ngạo. - Luận cứ: Ếch sống lâu ngày trong giếng,bên cạnh những con vật bé nhỏ. + Các loài vật sợ tiếng kêu vang động của ếch Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể + Trời mưa to,nước dềnh ra,đưa ếch ra ngoài + Quen thói cũ, ếch nghênh ngang chẳng thèm để ý xung quanh + Ếch bị trâu giẫm bẹp - Lập luận: Theo trình tự thời gian và không gian, nghệ thuật kể kết luận ẩn ý kín đáo. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập trong SGK 2. Bài sắp học : Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đọc,tìm hiểu chú thích - Trả lời câu hỏi trong Đọc-hiểu văn bản - Đọc ghi nhớ, chuẩn bị phần luyện tập ..................................................................................................... Tuần 23 Tiết 85 SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT (Đọc thêm) Đặng Thai Mai I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:lập luận chặt chẽ,chứng cứ toàn diện,văn phong có tính khoa học
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_7_bai_21_den_bai_28.docx