Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8, Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Nguyễn Thị Như Trang

doc 7 trang giaoanhay 21/12/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8, Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Nguyễn Thị Như Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8, Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Nguyễn Thị Như Trang

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8, Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Nguyễn Thị Như Trang
 Phòng GD & ĐT huyện Đông Hòa Ngữ văn 7
Tuần: 08 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Tiết: 30 Nguyễn Khuyến
Ngày soạn: 21/10/2019
Ngày dạy: 24/10/2019
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn 
 sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
 - Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua 
 một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc – hiểu bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3. Trọng tâm bài học:
 - Mạch cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
 - Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, lập ý, 
 sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
 4. Định hướng hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất:
 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư 
 duy sáng tạo, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng 
 lực sử dụng ngôn ngữ
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc – hiểu văn bản, năng lực thực hành.
 Phẩm chất: Cảm phục tác giả văn học; yêu thương bạn bè; tình yêu quê 
 hương đất nước.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên:
 - Máy tính, máy chiếu, loa.
 - Tục ngữ, thành ngữ, ca dao về tình bạn.
 - Hình ảnh, tư liệu về tác giả Nguyễn Khuyến; quê hương Yên Đổ - Bình 
 Lục, Hà Nam, vườn Bùi; các bài viết về bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
 - Bảng thảo luận nhóm, phiếu học tập.
 - Bài hát “Sát cánh bên nhau” (Nhạc và lời: Sỹ Luân)
 2. Học sinh:
 - Sưu tầm hình ảnh tư liệu về tác giả Nguyễn Khuyến và quê hương ông.
 - Soạn bài theo hướng dẫn.
 III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 SINH
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS, định hướng phát triển năng lực 
giao tiếp.
Nguyễn Thị Như Trang1 Phòng GD & ĐT huyện Đông Hòa Ngữ văn 7
- Sau đó, ông ra làm quan cho triều nhà 
Nguyễn nhưng giữa lúc nước mất nhà tan, cơ 
đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc 
mơ “trị quốc bình thiên hạ” của ông không thực 
hiện được. Cùng với phong trào Tây hóa khiến 
những nhà Nho như ông càng mang trong mình 
tâm sự “bất đắc chí” nên ông lui về ở ẩn tại quê 
hương Bình Lục – Hà Nam.
- Quê hương Bình Lục là vùng chiêm trũng của 
đồng bằng Bắc Bộ, với phong cảnh mộc mạc, 
đơn sơ đã gắn với những năm tháng cuối đời 
của nhà thơ. Ông đã chọn vườn Bùi làm chốn 
đi về cũng chính vì vậy mà thời gian này thơ ca 
Nguyễn Khuyến thường viết về làng quê thuần 
hậu mà thật trữ tình, nên thơ, góp vào vườn thơ 
những bài thơ hay, đặc sắc về làng cảnh như 
chùm ba bài thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu 
ẩm). Vì thế có thể khẳng định rằng: Nguyễn 
Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Mời 1 HS đọc văn bản, HS khác nhận xét.
GV hướng dẫn cách đọc: giọng đọc tâm tình 
pha hóm hỉnh.
HS đọc lại bài thơ.
GV đọc mẫu. 2. Tác phẩm:
GV giải thích từ khó:
Khôn: không thể, e rằng khó
Rốn: Cuống, cánh hoa bao bọc.
Bài thơ viết về đề tài gì?
Bài thơ có mấy câu? Mỗi câu mấy tiếng? Đây 
là thể thơ gì?
Xác định cách gieo vần. - Đề tài: tình bạn
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Em hãy xác định bố cục của bài thơ.
Bài thơ diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn 
đến thăm theo diễn biến cảm xúc như sau:
- Mở đầu là cảm xúc khi bạn đến chơi nhà.
- Tiếp đó là cảm xúc về gia cảnh của chính mình.
- Cuối cùng là cảm xúc về tình bạn.
Dựa vào kiến thức đã học trong bài “Qua Đèo 
Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan), hãy cho 
biết bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú 
Đường luật.
HS trả lời: Bố cục: Đề – Thực – Luận – Kết
Từ đó, em có nhận xét gì về cách chia bố cục 
Nguyễn Thị Như Trang3 Phòng GD & ĐT huyện Đông Hòa Ngữ văn 7
Mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả lên 
bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
GV bình:
Có lẽ không nên hiểu bài thơ “Bạn đến chơi 
nhà” thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của Nguyễn 
Khuyến khi về ở ẩn ở vườn Bùi. Mặc dù ông 
cũng từng tâm sự rằng “Chợ búa trầu chè chẳng 
dám mua” để nói về cuộc sống của chính mình. 
Ở đây, nhà thơ không phải than nghèo, kể khổ 
với bạn vì mọi thứ đều có nhưng tất cả đều 
không dùng ngay được, không đúng thời vụ, 
không đúng lúc mà thôi. Nhưng cái “không” 
được đẩy tới tận cùng là “trầu không có” thì 
quả là vô lý. Bởi “Miếng trầu là đầu câu 
chuyện”, là vật phẩm rất quen thuộc trong đời 
sống người Việt Nam xưa và với một lão nông 
“đi đâu giở những cối cùng chày” như Nguyễn 
Khuyến sao lại không có cả miếng trầu tiếp 
khách? Đây chính là nghệ thuật cường điệu, 
phóng đại trước cuộc sống thanh bạch, “an bần 
lạc đạo” của chính mình. Qua đó, ta thấy chủ 
nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, 
yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác của 
một “lão nông tri điền”.
Qua 6 câu thơ này, vườn Bùi chốn cũ hiện lên 3. Câu 8: “Bác đếnta với ta”
với một không gian xanh của ao hồ, vườn tược Cách sử dụng đại từ “ta” độc đáo, 
với đủ các loài cây quen thuộc: cải, cà, bầu, câu thơ thể hiện tình bạn tâm giao, 
bílàm nên một bức tranh làng cảnh thật đẹp, tình cảm đậm đà, thắm thiết giữa tác 
duyên dáng trong thơ Nguyễn Khuyến. Vì thế giả và bạn.
có thể khẳng định rằng: “Nguyễn Khuyến là 
nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)
GV chuyển ý: Sáu câu giữa là trùng điệp của 
những cái “không” về vật chất. Vậy Nguyễn 
Khuyến tiếp bạn bằng cái gì?
Trong câu thơ cuối có những từ ngữ nào 
đáng chú ý?
Thảo luận nhóm đôi (2’): 
Từ “ta với ta” trong câu thơ cuối chỉ ai? Ý 
nghĩa của cụm từ đó trong việc thể hiện tình 
cảm của tác giả dành cho bạn? 
Có ý kiến cho rằng: Mở đầu bài thơ, tác giả 
xưng hô với bạn là “bác” để tỏ ý thân mật, 
kính trọng vậy kết thúc bài có nên thay đổi 
cụm từ “ta với ta” thành “bác với ta” không? 
Nguyễn Thị Như Trang5 Phòng GD & ĐT huyện Đông Hòa Ngữ văn 7
 2. thể hiện cảm xúc, tâm 
 trạng gì của nhân vật trữ 
 tình?
HS làm việc cá nhân điền vào phiếu học tập
GV chiếu kết quả bài làm của HS. Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV bình:
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS biết trình bày nhận thức cá nhân về việc giữ gìn tình bạn trong sáng.
Phương pháp: Thực hành.
Kỹ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân.
Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân
Thời gian:
Từ tình bạn của nhà thơ, em có suy nghĩ gì về việc chọn bạn để chơi và giữ gìn tình 
bạn trong sáng?
HS thể hiện quan điểm độc lập.
 HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
Mục tiêu: HS biết tìm tòi, sưu tầm những bài thơ khác viết về đề tài tình bạn
Phương pháp: Thực hành.
Kỹ thuật: Động não, trình bày ý kiến cá nhân.
Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân
Thời gian:
1. Tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến (Khóc 
Dương Khuê) và của các tác giả khác.
2. Sưu tầm những câu thơ, danh ngôn, câu chuyện nói về tình bạn.
Kết thúc bài học:
Để khép lại bài học ngày hôm nay, cô xin mời các em cùng hòa mình vào những giai 
điệu dễ thương của bài hát “Sát cánh bên nhau” (Nhạc và lời: Sỹ Luân). Cô hi vọng 
rằng sau bài học này, em sẽ luôn trân quý những người bạn xung quanh mình và sẽ có 
những tình bạn thật đẹp trong suốt cuộc đời mình!
 IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (5 phút)
 1. Bài vừa học:
 - Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
 - Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 - Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ.
 2. Bài sắp học: Viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm)
 - Nắm được dàn ý chung của bài văn biểu cảm.
 - Thực hành viết một đoạn văn, bài văn biểu cảm.
 - Ôn tập các đề văn biểu cảm đã học trong chương trình.
Nguyễn Thị Như Trang7

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_8_tiet_30_ban_den_choi_nha_nguyen_khu.doc