Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 22, Bài 21: Thường thức mĩ thuật một số tác giả và tác phẩm tiêu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Nguyễn Thị Hòa
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 22, Bài 21: Thường thức mĩ thuật một số tác giả và tác phẩm tiêu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Nguyễn Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 22, Bài 21: Thường thức mĩ thuật một số tác giả và tác phẩm tiêu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Nguyễn Thị Hòa
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh Năm học:2019- 2020 TÊN CHỦ ĐỀ: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Tiết :22,Bài 21 :TTMT MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954 I. MỤC TIÊU: Qua bài dạy HS cần nắm được: 1.Kiến thức: HS biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số họa sĩ đối với nền văn học nghệ thuật. 2.Kĩ năng:HS biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật thông qua một vài tác phẩm. 3.Thái độ:Qua đó HS có thể hiểu thêm về nền mĩ thuật Việt Nam có ý thức tôn trọng và yêu quý nền mĩ thuật nước nhà. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984): -SN 21-7-1892 tại xã Trung Tiết -Thạch Hà- Hà Tĩnh. -Học trường CĐMT Đông Dương khóa 1925-1930. Ông chuyên vẽ tranh lụa, tác phẩm của ông chân thật giản dị và giàu lòng nhân ái và biểu hiện rất rõ phong cách Việt Nam. -Các tác phẩm của ông như: + Chơi ô ăn quan. + Rửa rau cầu ao. + Hái rau muống +Em cho chim ăn + Lên đồng -Ngày 22/11/1984 ông qua đời, đến năm 1996 nhà nước truy tặng ông Giải thưởng HCM về VH- NT. 2.Họa sĩ Tô Ngọc Vân(1906-1954): -SN 15/12/1906 tại Hà Nội, quê ở Làng Xuân Cầu- Nghĩa Trụ- Văn Giang -Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Trường CĐMT Đông Dương năm 1931. -Trước cách mạng tháng 8/1945 ông chuyên vẽ các thiếu nữ đài cát như: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé Sau CM tháng 8 ông chuyên vẽ về người nông dân, dân tộc, bộ đội như: Nghỉ chân bên đồi, Chị cán bộ cốt cán, Đi học đêm, Hành quân qua suối -Ông từng là trưởng đoàn văn hóa kháng chiến, hiệu trưởng trường mĩ thuật kháng chiến. -Ông đã hi sinh anh dũng trên chiến dịch ĐBP năm 1954 , đến năm 1996 được nhà nước truy tặng ông Giải thưởng HCM về VH - NT. 3.Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung(1912-1977): -SN 1912 ở làng Xuân Tảo- Từ Liêm- Hà Nội. Ông tốt nghiệp CĐMT Đông Dương năm 1934, sau CM tháng 8 ông cùng đoàn quân Nam Tiến đã vẽ và mở lớp đào tạo các họa sĩ trẻ miền Trung Nam Bộ. -Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Du kích tập bắn, Làm kíp lựu đạn, Khai hội -Hòa bình lập lại ông sáng tác tranh và lập Viện nghiên cứu mĩ thuật Việt Nam, viện bảo tàng VN ông là viện trưởng. Giáo án mĩ thuật 7 GV: Nguyễn Thị Hòa Giáo án mĩ thuật 7 GV: Nguyễn Thị Hòa
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_7_tiet_22_bai_21_thuong_thuc_mi_thuat_mot_s.doc