Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Đề tài: Khám phá thuyền buồm

doc 3 trang giaoanhay 12/07/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Đề tài: Khám phá thuyền buồm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Đề tài: Khám phá thuyền buồm

Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Đề tài: Khám phá thuyền buồm
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ ĐỒ VẬT 
 Đề tài: Khám phá thuyền buồm
 Nhóm lớp Mẫu giáo Nhỡ
 I. Mục đích yêu cầu
 - Gọi đúng tên và nhận biết đặc điểm đặc trưng của thuyền buồm, một loại 
phương tiện giao thông di chuyển trên sông, biển nhờ sức gió; biết được công dụng 
của thuyền buồm;
 - Phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, sáng tạo và ngôn ngữ mạch lạc 
trong quá trình khám phá; 
 - Giáo dục trẻ ngồi im, không đùa nghịch chạy nhảy khi đi trên thuyền.
 II. Chuẩn bị
 - Cô:
 + Thiết kế bài soạn Powerpoint có các Slide hình ảnh thuyền buồm, thuyền 
nan, thuyền thúng và Video Clip về ngày Hội đua thuyền Sông Hinh, hình ảnh 
thuyền buồm di chuyển trên sông;
 + Mô hình thuyền buồm, hồ nước cho trẻ thử nghiệm;
 + Bài hát “Lá thuyền ước mơ”
 - Trẻ:
 Mô hình chiếc thuyền cho mỗi trẻ và cột buồm, cánh buồm hình tam giác màu 
sắc khác nhau để trẻ chơi gắn buồm cho thuyền. 
 III. Cách tiến hành
 Hoạt động 1: Bé xem Lễ hội đua thuyền
 - Ổn định, giới thiệu cho trẻ quan sát đoạn Video Clip về ngày Hội đua thuyền 
ở Sông Hinh, để trẻ nhận biết được thuyền là phương tiện giao thông đường thủy 
và muốn di chuyển được phải dùng sức người để chèo;
 - Dẫn dắt giới thiệu cho trẻ biết còn có một loại thuyền không dùng sức người, 
không dùng động cơ máy móc mà vẫn di chuyển được trên sông, trên biển đó là 
thuyền buồm; 
 Cô giới thiệu và mời trẻ cùng khám phá thuyền buồm.
 Hoạt động 2: Bé khám phá Thuyền buồm.
 - Cô giới thiệu hình ảnh thuyền buồm (qua Slide) cho trẻ gọi tên “thuyền 
buồm” và gợi ý cho trẻ quan sát, thuyền buồm đang di chuyển ở đâu? (trên sông, 
nước); Cô cung cấp cho trẻ biết thuyền buồm là phương tiện giao thông đường 
thủy;
 - Gợi ý cho trẻ quan sát, đàm thoại về hình dáng, cấu tạo của thuyền buồm: 
thuyền buồm có những bộ phận nào? (có thân thuyền, cột buồm và cánh buồm, cho 
trẻ đọc tên các bộ phận thuyền buồm); Hình dáng thân thuyền như thế nào? (dài, 
hai đầu thuyền nhọn..); Cột buồm? (cao và thẳng); Cánh buồm có dạng hình gì? 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nho_de_tai_kham_pha_thuyen_buom.doc