Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu các mùa trong năm - Võ Thị Kim Danh

doc 3 trang giaoanhay 10/07/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu các mùa trong năm - Võ Thị Kim Danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu các mùa trong năm - Võ Thị Kim Danh

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu các mùa trong năm - Võ Thị Kim Danh
 CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 Nhánh: Bé tìm hiểu các mùa trong năm
 Hoạt động hát “Khúc ca bốn mùa”
 Nội dung kết hợp: 
 + Trò chơi “Nốt nhạc vui”
 + Nghe hát “Mưa hè”
 Người thực hiện: Võ Thị Kim Danh - Lớp MG 5 – 6 tuổi
 I. Mục đích yêu cầu
 - Dạy trẻ hát đúng giai điệu bài hát “Khúc ca bốn mùa”; Biết được các mùa 
trong năm và đặc điểm nổi bật của các mùa; làm quen với nốt nhạc và khuôn nhạc; 
 - Trẻ biết lắng nghe và cảm nhận được giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm khi 
hát; Nhận ra các âm thanh gió thổi, mưa rơikhi tham gia trò chơi.
 - Biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên bốn mùa. 
 II. Chuẩn bị
 - Đàn Organ, máy vi tính.
 - Slide các hình ảnh minh họa về các mùa trong năm;
 - Các nốt nhạc có chữ số 6,7,8; các câu hỏi yêu cầu sau mỗi nốt nhạc.
 III. Cách tiến hành
 Hoạt động 1: Bé nhận biết đặc điểm các mùa trong năm.
 Ổn định, cho trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa” cùng đọc và vận động minh họa các 
động tác theo trò chơi: 
 + Mùa xuân - ấm áp, 
 + Mùa hè – nóng nực,
 + Mùa thu – mát mẻ, 
 + Mùa đông – Lạnh quá.
 - Các con có biết một năm của chúng ta có mấy mùa không? (4 mùa)
 - Đó là những mùa gì ? (xuân – hạ - thu - đông)
 - Các con ạ! Mỗi mùa trong năm đều có những nét đặc trưng riêng. 
 + Các con hãy đoán xem đây là bức tranh mùa gì? (mùa xuân).
 + Vì sao các con biết đây là bức tranh mùa xuân.
 - Cô giải thích: “Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm, tiết trời mùa xuân rất 
đẹp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.
 + Những dấu hiệu nào trong tranh cho chúng mình biết đây là mùa hè? (cho 
trẻ xem ảnh mùa hè)
 + Các bạn đang ở đâu? (trên bãi biển)
 - Mùa hè thời tiết nóng nực, bãi biển là nơi du lịch tốt nhất cho các bé vào 
mùa hè. Được bố mẹ đưa đi tắm biển, cảm giác nóng bức sẽ tan biến khi các bé 
được bơi lội trong nước biển.
 + Các con hãy đoán xem đây là tranh mùa gì? (tranh mùa thu).
 + Mùa thu có ngày hội, ngày tết gì? (ngày hội Bé đến trường, tết Trung thu)
 1 - Cô hát lần 2, cùng trẻ biểu diễn minh họa các động tác theo lời bài hát.
 Hoạt động 3: Bé thể hiện tài năng qua "Những nốt nhạc vui".
 - Cô giới thiệu: Để thưởng các con học giỏi, hôm nay cô sẽ tổ chức một trò 
chơi thật hấp dẫn, đó là trò chơi: "Những nốt nhạc vui".
 - Cô sẽ chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có tên là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, 
mùa đông. Mỗi cháu sẽ chọn cho mình một nốt nhạc, đằng sau mỗi nốt nhạc là một 
chữ số, các cháu có cùng chữ số 5 là đội Mùa xuân, số 6 là đội Mùa hạ, số 7 là đội 
Mùa thu, số 8 là đội Mùa đông, các cháu sẽ tìm về đúng vị trí của đội mình (cho trẻ 
đọc tên các chữ số 5,6,7,8) 
 Trên bảng có 4 bức tranh xuân hạ thu đông và 5 dòng kẻ (cô giới thiệu cho 
trẻ xem), tương ứng với tên của từng đội.
 Nhiệm vụ thứ nhất của các đội: 
 + Hãy dán những nốt nhạc lên dòng kẻ của đội mình, trang trí thành dòng 
nhạc và ngồi ngay ngắn trước khung nhạc của mình.
 + Nhiệm vụ thứ 2:
 - Lần lượt từng đội sẽ chọn 1 nốt nhạc trên bảng và làm đúng theo yêu cầu 
sau mỗi nốt nhạc, nếu trả lời đúng thì sẽ được thưởng 1 phần quà thật hấp dẫn, nếu 
sai đội khác sẽ giành quyền trả lời, phần quà sẽ thuộc về đội trả lời đúng.
 Lần lượt thứ tự từng đội (xuân – hạ - thu – đông) chọn nốt nhạc và bắt đầu 
trò chơi .
 Cô kiểm tra vị trí của trẻ ở các đội và tổ chức trẻ chơi.
 (Trên bảng có tất cả 4 nốt nhạc, sau mỗi nốt nhạc là 1 câu hỏi. 
 * Nốt nhạc màu vàng: "Hãy lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh của tiếng 
gì?" (tiếng mưa)
 * Nốt nhạc màu xanh: "Hãy lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh của tiếng 
gì?" (sấm sét)
 * Nốt nhạc màu đỏ: "Hãy lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh của tiếng 
gì?" (nước chảy)
 * Nốt nhạc hồng: "Hãy lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh của tiếng gì?" 
(gió thổi) 
 III. Kết thúc: 
 Cô nhận xét, tuyên dương và tặng thưởng cho đội chơi xuất sắc;
 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhie.doc