Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

doc 3 trang giaoanhay 19/09/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
 6/ 4 / 2020
 TÊN CHỦ ĐỀ : OXI
Chủ đề gồm:
 Nội dung 1: Tính chất của oxi
 Nội dung 2: Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi
 Nội dung 3: Oxit
 Nội dung 4: Điều chế oxi, phản ứng phân hủy
 Kiến thức
+ Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
+ Tính chất hóa học của oxi: là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao, tác dụng 
với nhiều phi kim như ( P,S), hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. Tác dụng với 
hầu hết kim loại( Fe, Cu..), với chất hợp (CH4)
+ Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
+ Khái niệm phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy 
+ Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
+ Định nghĩa oxit nói chung, khái niệm oxit axit, oxit bazơ, oxit của kim loại có nhiều hóa trị , 
oxit của phi kim nhiều hóa trị. Cách lập CTHH của oxit.
+ Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách điều chế oxi) và thu khí o xi.
Nội dung 1:Tính chất của oxi
I. Tính chất vật lí: 
+ Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Dưới áp suất khí 
quyển oxi hóa lỏng ở – 183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hóa học: 
1) Tác dụng với phi kim:
a) Với lưu huỳnh: Lưu huỳnh + oxi lưu huỳnh đioxit 
 t o
- PTHH:S + O2  SO2
b) Với photpho: photpho + oxi điphotpho pentaoxit
 t o
- PTHH: 4P + 5O2  2P2O5
2) Tác dụng với kim loại:
- Sắt cháy mạnh trong khí oxi tạo ra các hạt màu nâu đỏ là oxit sắt từ.
 t o
- PTHH: 3Fe + 2O2  Fe3O4
3) Tác dụng với hợp chất: 
- Khí metan cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt.
 t o
- PTHH: CH4+ 2O2  CO2+ H2O
* Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, nó dễ dàng tham gia phản ứng 
với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất . Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa 
trị II. 
Nội dung 2: Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi
I. Sự oxi hóa:
+ Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa( Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất).
 t o
+ Ví dụ: S + O2  SO2
 t o
 CH4 +2O2  CO2 +H2O
II. Phản ứng hóa hợp:
+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm ) được tạo 
thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
+ Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1 t0
PT: 2KClO3  2KCl + 3O2 
 t0
 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 
II. Phản ứng phân hủy:
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
 t0
VD: 2KClO3  2KCl + 3O2 
 t0
 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 
Luyện tập
Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?
 t o
a. ? + Mg  MgS
 t o
b. ? + O2  Al2O3 
 t o
c. H2O  H2 + O2
 t o
d. CaCO3  CaO + CO2 
Bài 2/BT4- 84SGK
 Bài 3 Trắc nghiệm:
 Hãy chọn đáp án đúng:
Câu 1: Tính chất hóa học nào sau đây là của khí Oxi : 
 A- Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch axit.
 B- Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
 C- Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra dung dịch muối.
 D- Oxi tác dụng với 1 số phi kim tạo ra oxit axit.
Câu 2: Có các phản ứng hoá học sau: 
1. CaCO3 CaO + CO2 ↑ 4. 4P + 5O2 2P2O5
2. BaO + H2O Ba(OH)2 5. H2 + CuO Cu + H2O
3. Mg + H2SO4 MgSO4 + H2↑ 6. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân hủy là: 
 A. - 1,3 B. 2, 4 C. 3, 5 D. 1, 6
Câu 3: Phản ứng hóa hợp là:
a. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 b. 2KNO3 2KNO2 + O2
c. SO3 + H2O H2SO4 d. Zn + 2HCI ZnCI2 + H2
Câu 4: Khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
 A.Vì ở nhiệt độ cao khí oxi phản ứng được với nhiều chất.
 B. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi chuyển động nhanh.
 C. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi có màu xanh nhạt
 D. Vì ở nhiệt độ cao khí oxi tan được trong nước
Câu 5: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit bazơ.
 A.Na2O, CaO, P2O5, CO2 B. CaO, MgO, K2O, CuO.
 C.SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D.MgO, CaO, CO2, SiO2.
 Câu 6: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào toàn là oxit axit.
 A.Na2O, CaO, P2O5, CO2. B. CaO, MgO, K2O, CuO.
 C. SiO2, CuO, SO2, Ag2O. D. SiO2, P2O5, CO2, SO2.
 Các em đọc kỹ lý thuyết và làm bài tập. Tuần sau có đáp án 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_oxi_truong_thcs_nguyen_chi_than.doc