Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 22 đến tuần 29

docx 8 trang giaoanhay 14/04/2025 410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 22 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 22 đến tuần 29

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 22 đến tuần 29
 GDCD 6 Tuần 22 - Tiết:21
 Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Về kiến thức:
 - Nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước; 
Thế nào là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 2. Về kỹ năng:
 Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
 3. Về thái độ:
 Tự hào là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 B. Kiến thức trọng tâm.
 *tình huống: học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi theo phần gợi ý (sgk)
 1. Công dân của nước CHXHCN Việt Nam
 - Công dân là người dân của một nước.
 - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
 - Công dân của nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
 C. Bài tập mẫu.
 Cha mẹ Nam là công dân Việt Nam và đều là nhân viên Đại sứ quán Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa liêng bang Đức. Nam được sinh ra và lớn lên 
ở đó. Nam đi học cùng với trẻ em Đức, học giỏi và nói tiếng Đức rất thạo. Nam chỉ 
khác người Đức ở mái tóc đen và nước da ngăm đen. Các bạn hỏi: “Nam là người 
nước nào, mang quốc tịch gì ?”. Nam trả lời: “Tớ là người Việt nam và mang quốc 
tịch Việt Nam”
 Theo em, bạn Nam nói thế có đúng không ?
 Gợi ý: Bạn Nam đã nói đúng, vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam: trẻ em sinh ra có 
cả cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
 D. Hướng dẫn tự học ở nhà.
 Thế nào là công dân của nước CHXHCN Việt Nam?
 Làm bài tập a,b sgk ( 34-35)
 Tuần 23 - Tiết:22
 Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
 NAM(tt)
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
 - Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.
 2. Về kỹ năng: - Nêu được ý nghĩa của việc học tập.
 - Nêu được nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói 
chung, của trẻ em nói riêng.
 - Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai 
trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
 2. Về kỹ năng:
 - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và 
nghĩa vụ học tập.
 - Thực hiện tốt quyền và nghã vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng 
thực hiện.
 3. Về thái độ:
 Tôn trọng quyền học tập của mình và người khác.
 B. Kiến thức trọng tâm.
 1.Truyện đọc: học sinh tự đọc và tìm hiểu truyện.
 2. Ý nghĩa của việc học tập:
 - Đối với bản thân: 
 + Có kiến thức, hiểu biết
 + Được phát triển toàn diện
 + Trở thành người có ích cho gia đình, xã hội
 - Đối với gia đình: giúp xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
 - Đối với xã hội: Tạo ra những con người tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
 3. Nội dung của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân và trẻ em
 - Quyền:
 + Học không hạn chế
 + Học bất kì ngành nghề nào.
 + Học bất kì hình thức nào.
 + Học suốt đời
 - Nghĩa vụ: phải hoàn thành giáo dục tiểu học
 4. Trách nhiệm của gia đình và nhà nước trong việc học tập của các em
 - Gia đình: Tạo điều kiện cho trẻ em được học tập
 - Nhà nước: giúp đỡ người nghèo được học tập.
 Mục c (sgk) học sinh tự đọc và tìm hiểu.
 C. Bài tập mẫu, bài tập đề nghị.
 Về học tập, luật pháp nước ta quy định công dân có những nghĩa vụ nào sau 
đây?
 a. Tất cả trẻ em đều phải đến trường.
 b. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc 
giáo dục tiểu học.
 c. Tất cả học sinh đang theo học mọi cấp học đều phải đóng học phí.
 d. Ngoài học phí, học sinh phải đóng góp thêm tiền theo yêu cầu của nhà trường. B. Kiến thức trọng tâm.
 1. Truyện đọc: học sinh tự đọc (sgk)
 2. Nội dung các quyền
 a.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: 
 + Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.
 + Việc bắt giữa người phải đúng theo quy định của pháp luật.
 b.Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh 
dự:
 + Tất cả mọi người phảo tôn trọng các quyền trên của bản thân mình và người 
khác.
 + Mọi hành vi xâm phạm các quyền trên đều sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng.
 2. Ý nghĩa của các quyền
 - Thể hiện Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng con người.
 - Giúp mọi người tự bảo vệ các quyền của mình và của người khác.
 Phần c (2.Nội dung bài học) : Học sinh tự đọc.
 C. Bài tập mẫu, bài tập đề nghị.
 Những việc làm nào sau đây xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và 
nhân phẩm của người khác?
 a. Bắt người theo quyết định của Tòa án.
 b. Nói xấu người khác.
 c. Hành hung người khác.
 d. Xúc phạm người khác.
 e. Gây gổ đánh nhau với các bạn lớp khác.
 f. Lăng mạ, chửi bới người khác.
 g. Trêu chọc làm cho người khác bực mình.
 h. Vu khống người khác.
 i. Đánh người gây thương tích.
 k. Bắt giam giữ người không có lí do.
 l. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi
 m. Khống chế và băt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
 ( Các đáp án đúng: b, c, e, f, g, h, k.)
 D. Hướng dẫn tự học ở nhà.
 Làm bài tập trong SGK ( trang 43)
 Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN
 VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN 
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
 Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư 
tín, điện thoại, điện tín THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
 Nêu được nội dung cơ bản đã học.
 2. Về kỹ năng:
 - Phân biệt được hành vi,quyền và nghĩa vụ cần thực hiện của công dân
 - Biêt bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm quyền của người khác.
 3. Về thái độ:
 Tôn trọng quyền đã học
 B. Kiến thức trọng tâm.
 Học sinh ôn tập các nội dung trọng tâm đã học.
 C. Bài tập mẫu, bài tập đề nghị
 Bài tập 1. Hùng và Huy lên nhà ông bà ngoại chơi. Ông bà có việc bận đi ra 
ngoài nên nhờ hai anh em ở nhà trông nhà. Trước khi đi ông dặn hai anh em: “Hai 
cháu ở nhà trông nhà, nếu có ai hỏi ông bà thì các cháu nói là ông bà có chút việc 
bận phải ra ngoài một lát nhé!”. Hai anh em đang ngồi xem phim siêu nhân ở 
phòng khách, bỗng chuông điện thoại bàn reo. Hùng định nhấc máy lên nghe thì 
Huy ngăn lại: “Làm như thế là vi phạm bí mật điện thoại của ông bà”.
 Trong trường hợp này, nếu là Hùng em có nghe điện thoại hay không? Tại sao?
 Gợi ý trả lời:
 Trong trường hợp này Hùng nên nghe điện thoại, vì ông bà đã nhờ hai anh em 
trông nhà nên nếu có điện thoại thì hai anh em cần phải nghe để sau đó báo lại cho 
ông bà biết.
 Bài tập 2.Nhận được thư của một người bạn, đọc xong Trang vô tình đánh rơi 
xuống đất. Hằng ngồi ở bàn sau nhặt được đã đọc to nội dung bức thư đó cho một số 
bạn khác cùng nghe. Trang cho rằng Hằng đã vi phạm bí mật thư tín của người khác. 
Hằng thì cho rằng, bức thư đó đã được Trang mở và đọc trước rồi nên không có gì là 
bí mật nữa.
 Theo em, cách lí giải của bạn Hằng có đúng hay không? Tại sao?
 Gợi ý trả lời:
 Cho dù bức thư đó đã được Trang mở ra và đọc trước rồi thì Hằng vẫn sai, vì 
Hằng đã đọc thư của Trang mà không được sự đồng ý cho phép của Trang.
 Bài tập 3. Đánh dấu (x) vào ô tương ứng đối với mỗi biểu hiện thể hiện quyền 
hoặc nghĩa vụ học tập của công dân
 Nghĩa 
 Phương án lựa chọn Quyền
 vụ
 a. Ai cũng được học hành
 b. Có thể học suốt đời.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tuan_22_den_tuan_29.docx