Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 21 đến bài 28
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 21 đến bài 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 21 đến bài 28

*Môn Địa 8: Tuần: 21 Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC Tiết: 21 ĐÔNG NAM Á A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh nắm được: 1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế-xã hội của Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Phân tích được bảng số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á, tỷ trọng các ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á. - Đọc lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Đông Nam Á. 3. Thái độ: Hiểu được việc phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường. B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. 2. Cơ cấu kinh tế đang thay đổi: -Nền nông nghiệp lúa nước - Các nước đang tiến hành công nghiệp hoá. - Cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ. C. BÀI TẬP MẪU: Đặc điểm nền kinh tế các nước ĐNA thể hiện ra sao ? - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Tại sao nói cơ cấu kinh tế ĐNA đang có sự thay đổi? - Cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ. Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đã dẫn đến hậu quả gì ở các nước Đông Nam Á? :cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, rừng bị tàn phá, môi trường ô nhiễm...-> ảnh hưởng sự phát triển bền vững. D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ : Tìm hiểu một vài hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nước ta hoặc địa phương em? Cho biết hướng giải quyết? Tuần :21 Bài 17. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á - Nước phát triển giúp đỡ nước chưa phát triển về đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ. - Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. - Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ đông sang tây. - Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mê Công *Khó khăn:- Cuối những năm 90 một số nước khủng hoảng kinh tế - Xung đột tôn giá - Thiên tai. - Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN, có những thuận lợi và khó khăn gì? * Thuận lợi: Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển KT-XH. * Khó khăn Có nhiều thử thách cần phải vượt qua. D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ : - Hiện nay, Việt Nam đã tham gia những tổ chức kinh tế-chính trị nào ở khu vực và thế giới? Tuần 22 -Tiết 23 – Bài 18 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM - PU- CHIA (LÀO) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, dân cư, kinh tế của Lào và Cam- pu- chia. - Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu địa lí một quốc gia. 2.Về kĩ năng: - Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản (kênh chữ, kênh hình). 3. Về thái độ: - Yêu thích tìm hiểu các nước trong khu vực. - Có tình đoàn kết giữa các quốc gia. B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Vị trí địa lí: - 236.800 km2 - Thuộc bán đảo Đông Dương + Phía đông giáp Việt Nam. + Phía bắc giáp Trung Quốc, Mi-an-ma. + Phía tây giáp Thái Lan. + Phía nam giáp Cam-pu-chia 2. Điều kiện tự nhiên: - 90% là núi, cao nguyên - Các dãy núi cao tập trung phía bắc. - Cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam. Sông ngòi S. Mê Công, S.Tông Lê Sáp và Biển Hồ. - Khí hậu nóng quanh năm-> phát triển các ngành trồng Thuận lợi đối với trọt. nông nghiệp - Sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá. - Đồng bằng chiếm diện tích lớn, đất màu mỡ. - Mùa khô thiếu nước. Khó khăn - Mùa mưa gây lũ lụt. C. BÀI TẬP MẪU: Điều kiện tự nhiên của Lào và Cam-pu-chia có gì khác nhau? - Cam-pu-chia Lào - 181.000 km2 - 236.800 km2 - Thuộc bán đảo Đông Dương - Thuộc bán đảo Đông Dương + Phía đông, đông nam giáp + Phía đông giáp Việt Nam. Việt Nam. + Phía bắc giáp Trung Quốc, Mi- Vị trí địa lí + Phía đông bắc giáp Lào an-ma. + Phía tây bắc, bắc giáp Thái + Phía tây giáp Thái Lan. Lan. + Phía nam giáp Cam-pu-chia. + Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan. Bằng tất cả các loại đường Bằng đường bộ, sông, hàng Khả năng giao thông không. liên hệ với Không giáp biển, nhờ cảng miền nước ngoài Trung Việt Nam. Các yếu tố Cam-pu-chia Lào - 75% là đồng bằng - 90% là núi, cao nguyên - Núi cao ven biên giới: dãy Rếch, - Các dãy núi cao tập trung phía Các- đa- môn. bắc. Địa hình - Cao nguyên phía đông bắc, - Cao nguyên trải dài từ bắc đông xuống nam. - Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo - Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm. + Mùa mưa (4-10) gió tây nam + Mùa mưa (4-10) gió tây nam từ từ vịnh biển cho mưa. Khí hậu vịnh biển cho mưa. + Mùa khô (11-3) gió đông bắc + Mùa khô (11-3) gió đông bắc khô, hanh. khô, hanh. S. Mê Công, S.Tông Lê Sáp và S. Mê Công Sông ngòi Biển Hồ. 2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển: - Khó khăn: Chiến tranh tàn phá, nền nếp sản xuất cũ kém hiệu quả. - Đường lối: Xây dựng nền kinh tế, xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế xã hội có nhiều thành tựu nổi bật. C. BÀI TẬP MẪU: * Tại sao nói Việt Nam là bộ phận trung tâm tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á về tự nhiên, văn hóa. lịch sử? - Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Văn hóa: có nền văn minh lúa nước; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực. - Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc. - Là thành viên của hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng. * VN có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào? VN giáp :TQ, Lào ,Cam –pu –chia trên đất liền Giáp:Thái lan ,Campu chia, Malaixia,In đô nêxia,Philip pin,Xinhgapo,Bru nây,TQ trên biển * VN nằm ở khu vực nào? Châu lục nào, thuộc địa lục nào? VN thuộc châu Á ,trong khu vực ĐNA,thuộc lục địa Á –Âu. VN ở phía đông BĐ Đông dương D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ : Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Tuần 23 -Tiết 26 – Bài 23 VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. 2. Về kĩ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam. 3. Về thái độ: - Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên đất nước. - Có định hướng nghề nghiệp sau này. - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. 2. Về kĩ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam. 3. Về thái độ: - Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên đất nước. - Có định hướng nghề nghiệp sau này. B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 2. Đặc điểm lãnh thổ: a. Phần đất liền: - Kéo dài từ Bắc xuống Nam 1650 km. - Đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km - Đường biên giới đất liền 4600 km. b. Phần biển: - Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo và quần đảo. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế C. BÀI TẬP MẪU: Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ) nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút) - Từ kinh tuyến phía tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117 oĐ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến chênh nhau 60 phút đồng hồ. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện. - Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển vùng trời Tổ Quốc,..). D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ : Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.(bỏ câu1) Tuần 24 -Tiết 28 – Bài 24 VÙNG BIỂN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thủy sản, khoáng sản, nhất là dầu mỏ, khí đốt, muối, du lịch, có nhiều bãi biển đẹp...) - Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa bão, sóng lớn, triểu cường). b. Môi trường biển: - Một số vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, đã suy giảm nguồn thủy sản. - Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. C. BÀI TẬP MẪU: Hãy chứng minh các đặc điểm của vùng biển nước ta. * Đặc điểm khí hậu: + Chế độ gió: Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền. Có 2 mùa gió là gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 9. + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trên biển về mùa đông ấm áp hơn và mùa hạ mát mẻ hơn trên đất liền. Nhiệt độ trung bình 23oC, biên độ nhiệt nhỏ. + Chế độ mưa: Mưa trên biển ít hơn trên đất liền * Đặc điểm hải văn của biển. Dòng biển: Tương ứng 2 mùa gió: - Dòng biển mùa đông: Hướng Đông Bắc - Tây Nam. - Dòng biển mùa hạ: Hướng Tây Nam - Đông Bắc. + Chế độ triều: Phức tạp, độc đáo (tạp triều, nhật triều), vịnh Bắc bộ có chế độ nhật triều điển hình o + Độ muối bình quân là: 30 - 33 /oo Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta? Khoáng sản: là cơ sở cho ngành khai thác khoáng sản phát triển. + Hải sản: là cơ sở cho ngành khai thác & chế biển hải sản phát triển. + Mặt nước: là cơ sở cho ngành giao thông vận tải phát triển. + Bờ biển: là cơ sở cho ngành du lịch & hải cảng phát triển. Bão biển, nước dâng, sóng thần, sạt lở bờ biển... Cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt hơn Ý thức của người dân, rác thải công nghiệp, sinh hoạt... Giáo dục người dân có ý thức bảo vệ nguồn nước: rác thải, xác động thực vật, nước thải công nghiệp, chất thải dầu khí phải được qua xử lí. Có các hình thức phạt thích đáng đối với những trường hợp cố tình gây ô nhiễm.. D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Tuần 25 -Tiết 29 – Bài 25 - Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta? (Dựa vào kiến thức trọng tâm tả lời) D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ So sánh sự khác nhau giữa các giai đoạn hình thành lịch sử tự nhiên nước ta. Tuần 25 -Tiết 30 – Bài 26 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng: sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất. - THMT: Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, là loại tài nguyên không thể phục hồi, trong khi đó một số loại khoáng sản của nước ta có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. - Biết việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng đã gây ô nhiễm môi trường, vì vậy việc khai thác khoáng sản cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. - THNL: Biết được tài nguyên khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận nên cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm. 2. Về kĩ năng: - Đọc bản đồ và lược đồ địa chất- khoáng sản Việt Nam để: + Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta. - THMT: Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên khoáng sản và các ngành sản xuất. - THNL: Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tiết kiệm và hợp lí. 3. Về thái độ: - Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên. - THMT: Không đồng tình, không ủng hộ với việc khai thác khoáng sản trái phép - Yêu thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam, có lòng tự hào dân tộc. B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Việt Nam là 1 nước giàu tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bôxít, đá vôi. Vùng Đông bắc:sắt ,ti tan (Thái Nguyên) ,than (Quảng Ninh ) Vùng bắc trung bộ :crôm(Thanh Hóa ), thiếc ,đá quí(Nghệ An ),sắt(Hà Tĩnh) 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản:
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_8_bai_21_den_bai_28.docx