Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 21 đến bài 28

docx 12 trang giaoanhay 17/04/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 21 đến bài 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 21 đến bài 28

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 21 đến bài 28
 *Môn Địa lí 6:
 Tuần 21 - Tiết 20 Bài 16: THỰC HÀNH
 ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết khái niệm đường đồng mức. Tính tỉ lệ bản đồ
2. Kĩ năng: Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác.
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
* Khái niệm đường đồng mức:
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ 
- Dựa vào đường đồng mức ta có thể biết độ cao tuyệt đối của các địa điểm, đặc điểm 
địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.
* Hướng dẫn
- Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức
- Cách tính độ cao của một số địa điểm, có 3 loại:
 + Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số.
 + Địa điểm cần xác định độ cao đường đồng mức không ghi số.
 + Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa khoảng cách các đường đồng mức .
C. BÀI TẬP MẪU:
Làm bài tập 2: Dựa vào kiến thức bài 3,4 và nội dung lý thuyết mục B
1. Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hứơng đông. 
2. Sự chênh lệch độ cao 100m
3. A1 = 900m, A2 trên 600m
 B1 =500m , B2 = 650m
 B3 trên 500m
4. Với tỉ lệ: 1: 100.000
- Đo trên lược đồ 7,5 cm thì trên thực tế là 7,5 x 100.000 = 750000cm = 7500m.
- Đỉnh A1 cách A2 7500m, sườn Tây dốc hơn sườn Đông.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
- Tính độ cao các địa điểm trên bản đồ dựa vào đường đồng mức.
 Tuần 22 - Tiết 21 Bài 17: LỚP VỎ KHÍ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Biết thành phần của không khí, tỉ lệ mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; vai trò hơi 
nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí và đặc điểm chính của mỗi tầng
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh; đại dương, 
lục địa. Câu hỏi 6/ Đặc điểm tầng bình lưu? Vai trò của tầng bình lưu đối với đời sống trên 
Trái Đất? 
Trả lời: Dựa vào nội dung kiến thức trọng tâm để trả lời.
Câu hỏi 7/ Nêu vai trò của lớp dôn. Lớp ô dôn bị thủng gây ra hậu quả gì?
Trả lời: 
- Vai trò: ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Tác động đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến sự sống của động, thực vật.
Câu hỏi 8/ Nêu tên các khối khí. Các khối khí khác nhau như thế nào?
Trả lời: Dựa vào bảng thông tin các khooia khí trang 54 SGK để trả lời.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
- Nêu thành phần của không khí, tỉ lệ mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; vai trò hơi 
nước trong lớp vỏ khí.
- Nêu đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí.
- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh; đại dương, lục 
địa.
 Tuần 23 - Tiết 22. Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ 
 KHÔNG KHÍ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Biết được nhiệt độ không khí là gì?
- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
2. Kĩ năng: 
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, 
mưa) trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo 
thời tiết .
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm 
của một địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
1.Thời tiết và khí hậu: 
a. Thời tiết:
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một 
thời gian ngắn.
b. Khí hậu:
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian 
dài và trở thành quy luật. Trả lời:Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB ngày/ số ngày trong tháng
Nhiệt độ TB năm = Tổng nhiệt độ trong 12 tháng/ 12
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
- Tại sao nhiệt độ giảm từ xích đạo về cực?
- Trả lời câu hỏi SGK/57
 Tuần 24 - Tiết 23 Bài: 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên 
Trái Đất.
2. Kĩ năng: Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn 
lưu.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất:
a. Khí áp:
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất:
Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ 
xích đạo về cực.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Gió tín phong: 
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo.
+ Hướng gió: BBC: Đông Bắc; NBC: Đông Nam
- Gió Tây ôn đới:
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam 
+ Hướng gió: BBC: Tây Nam; NBC: Tây Bắc
- Gió Đông cực:
+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam 
+ Hướng gió: BBC: Đông Bắc; NBC: Đông Nam
C. BÀI TẬP MẪU:
Câu hỏi 1/ Phần lớn lượng không khí trên Trái Đất tập trung ở đâu? - Đọc bản đồ phân bố lượng mưa, rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế 
giới
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm, lượng mưa trung bình năm.
3. Thái độ: Giáo dục HS thức bảo vệ nguồn nước
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí:
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó 
làm cho không khí có độ ẩm.
- Dụng cụ đo độ ẩm là ẩm kế
- Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
- Không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc 
lên cao hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì lượng hơi nước trong không khí sẽ 
ngưng tụ sinh ra hiện tượng mây, mưa, sương
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
a. Sự hình thành mưa:
 Khi không khí bốc lên cao hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành mây, gặp 
điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ thành hạt to dần rồi rơi xuống thành 
mưa.
b. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương:
 Lượng mưa TB năm bằng tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm
c. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới:
 Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều từ xích đạo về cực
C. BÀI TẬP MẪU:
Câu hỏi 1/ Độ ẩm của không khí là gì?
Trả lời: Là khả năng chứa một lượng hơi nước nào đó của không khí
Câu hỏi 2/ Khi không khí đã bão hoà, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc 
bị hoá lạnh thì sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
Trả lời: Dựa vào nội dung kiến thức trọng tâm để trả lời.
Câu hỏi 3/ Mưa được hình thành như thế nào? Thực tế ngoài tự nhiên có mấy dạng 
mưa? Mấy loại mưa?
Trả lời: 
- Dựa vào nội dung kiến thức trọng tâm để trả lời.
 - Ba loại: dầm, rào, phùn.
 - Hai dạng: nước, rắn.
Câu hỏi 4/ Khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm ? Phân bố nơi nào 
trên Trái Đất ?
Trả lời: Dựa vào hình 54 .Mưa nhiều từ 1000 – 2000mm phân bố hai bên đường 
xích đạo (nhiệt độ cao, không khí chứa nhiều hơi nước).
Câu hỏi 5/ Khu vực có lượng mưa trung bình dưới 200mm? phân bố ở khu vực nào 
trên Trái Đất? D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
Hoàn thành bài thực hành.
 Tuần 27 - Tiết 26 Bài 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất; trình bày được giới hạn 
và đặc điểm của từng đới.
2. Kĩ năng: Trình bày được các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các 
đới khí hậu trên bề mặt Trai Đất.
3. Thái độ: HS thấy được vai trò của khí hậu đối với sản xuất và đời sống
B. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất:
- Các chí tuyến là những đường có ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào các ngày 
hạ chí và đông chí.
- Các vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.
- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.
2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ:
- Tương ứng với các vành đai nhiệt có 5 đới khí hậu theo vĩ độ:1 Nhiệt đới.2 đới ôn 
hòa.
2 đới lạnh.
- Đặc điểm 
* Đới nóng (hay nhiệt đới): 
+ Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
+ Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng 
tyrong năm chênh lệch ít. Quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi là Tín phong. 
Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.
* Hai đới ôn hòa : 
+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực 
Nam.
+ Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, thể hiện rõ các mùa. Gió thường 
xuyên thổi là Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm.
* Hai đới lạnh: 
+ Giới hạn : từ vòng cực Bắc – Nam đễn 2 cực Bắc-Nam.
+ Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên 
thổi là Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
C. BÀI TẬP MẪU:
Câu hỏi 1/ Những ngày 22/12; 22/6 Mặt Trời chiếu thẳng góc vào những đường vĩ 
tuyến nào? đó là những đường gì?
Trả lời: - 230 27’ B, N. - Các tầng cao của khí quyển : 80km trở lên.
- Khối khí nóng. lạnh, đại dương, lục địa.
3. Thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết là biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian 
ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian 
dài và trở thành qui luật
* Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần, xa biển; theo độ cao và theo vĩ độ
4. Khí áp:
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
- Gió tín phong, tây ôn đới, đông cực.
5. Mưa:
- Sự hình thành mưa: Khi không khí bốc lên cao hơi nước trong không khí ngưng tụ 
tạo thành mây, gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ thành hạt to dần 
rồi rơi xuống thành mưa.
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều từ xích đạo về cực.
6. Các đới khí hậu:
- Tương ứng với các vành đai nhiệt có 5 đới khí hậu theo vĩ độ:
1. Nhiệt đới.
2. đới ôn hòa.
2. đới lạnh.
C. BÀI TẬP MẪU:
Câu hỏi 1/ Tên một số loại khoáng sản phổ biến.
Câu hỏi 2/ Đường đồng mức là gì?
Câu hỏi 3/ Nêu khái niệm và đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí? 
Câu hỏi 4/ Dựa vào vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc người ta phân ra các khối 
khí nào? Đặc điểm?
Câu hỏi 5/ So sánh thời tiết và khí hậu?
Câu hỏi 6/Cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm?
Câu hỏi 7/Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
Trả lời: Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền:
- Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần biển hay xa biển.
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao 
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
 Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ 
- Không khí ở vĩ độ thấp nóng hơn ở các vùng vĩ độ cao.
Câu hỏi 8/Trình bày sự hình thành mưa? 
Câu hỏi 9/Lượng mưa trên Trái Đất có sự phân bố như thế nào?
Câu hỏi 10/Trình bày giới hạn, đặc điểm của 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_21_den_bai_28.docx