Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2017 TỔ: NGỮ VĂN Bài thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo 3 nội dung : Văn học, Tiếng Việt, Làm văn - Mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của HS sau chương trình học. - Cụ thể: + Phần đọc hiểu: Hiểu nội dung đoạn trích trong một văn bản, các biện pháp tu từ, hiêu quả nghệ thuật ý nghĩa biểu tượng; phương thức biểu đạt từ ngữ, hình ảnh .được thể hiện trong văn bản + Phần viết ( làm văn ) . Nghị luận xã hội: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn :Trình bày suy nghĩ về vấn đè xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I. . Nghị luận văn học: Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luậnVà các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề nghị luận được đặt ra trong tác phẩm văn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số I. Đọc Ngữ liệu: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng -Văn bản cao hiểu nghệ thuật/ - Nhận diện - Khái quát chủ - Nhận xét/ văn bản nhật thể loại / đề/ nội dung đánh giá về tư dụng phương thức chính/ vấn đề tưởng/ quan - Tiêu chí biểu đạt/ chính mà văn điểm/ tình cảm/ lựa chọn phong cách bản đề cập thái độ của tác ngữ liệu: ngôn ngữ của -Hiểu được quan giả thể hiện + 01 đoạn văn bản điểmtư tưởng trong văn bản. trích hoặc 01 - Chỉ ra chi của tác giả - Nhận xét về văn bản hoàn tiết hình ảnh/ - Hiểu được ý một giá trị nội chỉnh. biện pháp tu nghĩa/ tác dụng dung/ nghệ + Độ dài từ,nổi bật của việc sử dụng thuật của văn khoảng 150- trong văn bản thể loại/ phương bản. 300 chữ thức biểu đạt/ từ - Rút ra bài học ngữ/ chi tiết/ về tư tưởng/ hình ảnh/ biện nhận thức. pháp tu từ,trong văn bản - Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ / truyện / kịch / kí hoặc một số nét IV. ĐỀ TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2017 TỔ: NGỮ VĂN Bài thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không ? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi. (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ .( 0,5 điểm ) Câu 2. Truyền thuyết nào được nhắc đến trong đoạn thơ? Ý nghĩa việc gợi lại truyền thuyết đó .( 1,0 điểm ) Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó. ( 1,0 điểm ) Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả qua đoạn thơ. ( 0,5 điểm ) II. PHẦN LÀM VĂN ( 7.0 điểm ) Câu 1. ( 2,0 điểm ) Từ hai câu thơ: Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi. Viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo quốc gia. Câu 2. ( 5,0 điểm ) Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dạy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức V. ĐÁP ÁN TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2017 TỔ: NGỮ VĂN Bài thi : NGỮ VĂN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ( Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang) Nội dung Điểm Phần I Câu 3,0 1 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5 2 - Truyền thuyết được nhăc đến trong đoạn thơ: Truyền thuyết Lạc Long 1,0 Quân và Âu Cơ. - Ý nghĩa của vệc gợi lại truyền thuyết : + Nhắc nhớ về cội nguồn đất nước + Khơi dậy niềm tự hào dân tộc. + Ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo Việt Nam 3 - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: 1,0 + Ẩn dụ + Câu hỏi tu từ - Hiệu quả : + “ Sóng” là hiện tượng thiên nhiên cũng là hình ảnh ẩn dụ cho giông tố - những hiểm họa đe dọa đất nước + Câu hỏi tu từ: “ Sóng” là con sóng lòng, tình cảm là sự trăn trở không yên, nỗi lòng đau đáu hướng về biển đảo; Những suy ngẫm , hoài nghi về hiện tượng sống vô cảm của bộ phận công dân thời hiện đại đối với vận mệnh đất nước. 4 - Nhận xét được đó là tình cảm yêu nước, những trăn trở suy tư về địa phận 0,5 lãnh thổ, lời nhắn nhủ của tác giả về ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt nam. Phần II 1 LÀM VĂN 2,0 Từ hai câu thơ: Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi. Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo quốc gia. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thưc đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo Tổ quốc c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ suy nghĩ và trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo Tổ quốc, Có thể theo hướng sau: - Vai trò biển đảo với chủ quyền dân tộc. - Tình hình biển đảo hiện nay đang diễn biến phức tạp. - Ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, xuống biển, khai phá, xây dựng nước non này. Biển – đảo hôm nay là kết tinh xương máu, công sức lúc lửa trong lòng Mị rực cháy. Giải thoát cho người dẫn đến giải thoát cho mình khỏi sợi dậy nô lệ vô hình là điều vô cùng kì diệu ở nhân vật Mị * Nghệ thuật: Chuyển biến tâm trạng và hành động nhân vật Mị được nhà văn miêu tả tự nhiên, hợp với quy luật tâm lí; cách dựng tình huống giàu kịch tính, tình tiết (0,75) hồi hôp lôi cuốn hấp dẫn.. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2017 TỔ: NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang ) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo chấm cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo 2. Việc chi tiết hóa điểm số các câu ( nếu có ) trong Đáp án – Thang điểm phải được thống nhất trong Ban Chấm thi và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không làm tròn điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Câu 1 ( 0,5 điểm ) Trả lời như đáp án: 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm) - Trả lời như đáp án : 1,0 điểm - Trả lời đước các yêu cầu sau: - Truyền thuyết được nhắc đến trong đoạn thơ là : Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, hoặc Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: 0,25 điểm - Trả lời được một trong các yêu cầu dưới đây về ý nghĩa gợi lại Truyền thuyết : 0,25 điểm: + Nhắc nhớ về cội nguồn đất nước + Khơi dậy niềm tự hào dân tộc. + Ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo Việt Nam. Câu 3 ( 1,0 điểm ) Thí sinh có thể trả lời các biện pháp nghệ thuật có trong hai câu thơ và nêu hiệu quả của từng biện pháp đó - Trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được một trong hai biện pháp và hiệu quả nghệ thuật: 0,5 điểm + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: ( ẩn dụ và câu hỏi tu từ ) + Hiệu quả : • Sóng” là hiện tượng thiên nhiên cũng là hình ảnh ẩn dụ cho giông tố - những hiểm họa đe dọa đất nước
File đính kèm:
de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2017_mon_ngu_van_12_truong_thpt.doc