Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Trường THPT Nguyễn Huệ Tổ Ngữ văn MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 Môn: Ngữ văn I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp 12. 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện thao tác lập luận, tác dụng của biện pháp tu từ, lí giải ý nghĩa, nội dung mà đoạn trích đề cập. - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu. - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ cần đạt Tổng số Nội dung Nhận Vận Thông hiểu Vận dụng biết dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: văn bản - Nhận - Hiểu được - Rút ra hiểu nhật dụng/văn bản diện thao tác dụng của bài học về nghệ thuật. tác lập biện pháp tu tư tưởng/ - Tiêu chí lựa chọn luận chủ từ trong văn nhận thức. ngữ liệu: yếu của bản. + 01 đoạn trích/văn văn bản. -Hiểu biết về bản hoàn chỉnh. nội dung cơ + Độ dài từ 200 đến bản, dụng ý 400 chữ. người viết thể hiện trong văn bản. Số câu 1 2 1 4 Tổng Số điểm 0,5 1,5 1,0 3,0 Tỉ lệ 5% 15% 10% 30% II. Câu 1: Nghị luận xã Viết 01 Làm hội đoạn văn văn - Khoảng 200 chữ Trường THPT Nguyễn Huệ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Tổ Ngữ văn Môn: Ngữ văn __________ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) __________________________ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn “Sống một cuộc đời chứ không phải bạn.” (0,5 điểm) Câu 2. Cho biết tác dụng của phép so sánh trong câu: “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức”? (0,5 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả nói “ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất” ? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa với anh/chị nhất? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của Phạm Lữ Ân: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”. Trường THPT Nguyễn Huệ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Tổ Ngữ văn Môn: Ngữ văn __________ _______________________________________ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thao tác lập luận chủ yếu: So sánh. 0,5 2 Biện pháp tu từ so sánh: như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức có tác 0,5 dụng miêu tả sinh động, cụ thể sự thường trực, cháy bỏng của ước mơ. 3 Vì đó là những khát khao, mong đợi, những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn 1,0 nó thành hiện thực, có ý nghĩa với tương lai của mỗi người. * HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí và thuyết phục; GV tùy thực tế bài làm mà chấm điểm. - Lựa chọn một trong số những thông điệp sau của đoạn trích: 1,0 4 + Hãy theo đuổi ước mơ của mình. + Hãy luôn giữ lấy ước mơ. +Hãy tự vẽ một bức tranh ưng ý nhất về cuộc đời của chính mình. + Đừng bao giờ để mất đi ước mơ của mình vì một trở lực nào đó. . - Lí giải hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. 0,5 II LÀM VĂN 7.0 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về lời khuyên của Phạm Lữ Ân: 2.0 1 “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, rõ ràng, lập luận 0,25 chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích: 0,5 ➢ Ước mơ: những khát khao, mong đợi, những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. ➢ Đánh cắp: những khó khăn, thử thách hoặc sự ngăn cản của ai đó làm ước mơ bị thui chột hoặc không thể hiện thực hóa được. ➢ Lời khuyên của Phạm Lữ Ân: Đừng bao giờ để cho bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai làm thui chột ước mơ hoặc ngăn cản việc thực hiện ước mơ của chúng ta. - Đánh giá ý kiến, lí giải vì sao tác giả lại khuyên “Đừng của bạn” (lí giải rõ 1.0 ràng và thuyết phục) và cho biết làm thế nào để ước mơ không bị đánh cắp. - Rút ra bài học nhận thức và hành động: cần theo đuổi ước mơ và hiện thực 0,25 hóa nó. Phân tích đoạn thơ “Ta với mình, mình với ta chăn sui đắp cùng.” trong bài 5,0 2 Việt Bắc của Tố Hữu để thấy được sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là đã chạm được vào chỗ thẳm sâu trong truyền thống ân nghĩa thủy chung của tâm hồn con người Việt Nam: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, 0,25 lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Câu 1: TTLL chủ yếu: So sánh. (0,5 điểm) Câu 2: Vì đó là những khát khao, mong đợi, những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn nó thành hiện thực, có ý nghĩa với tương lai của mỗi người. (0,5 điểm) * HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí và thuyết phục; GV tùy thực tế bài làm mà chấm điểm. Câu 3: - Biện pháp tu từ so sánh: như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức. (0,5 điểm) * Nếu chỉ nêu tên biện pháp tu từ mà không chỉ cụ thể thì chỉ đạt 0,25 điểm. - Tác dụng: miêu tả sinh động, cụ thể sự thường trực, cháy bỏng của ước mơ. (0,5 điểm) Câu 4: Học sinh có thể lựa chọn một trong số những thông điệp sau của đoạn trích và lí giải hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. - Hãy luôn giữ lấy ước mơ. - Hãy theo đuổi ước mơ của mình. - Hãy tự vẽ một bức tranh ưng ý nhất về cuộc đời của chính mình. - Đừng bao giờ để mất đi ước mơ của mình vì một trở lực nào đó. . * Lựa chọn đúng thông điệp của văn bản đạt 0,5 điểm, phần 0,5 điểm còn lại tùy theo cách giải thích và diễn đạt của HS mà GV chấm cho hợp lí. Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) c. Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. d. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích: ➢ Ước mơ: những khát khao, mong đợi, những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. ➢ Đánh cắp: những khó khăn, thử thách hoặc sự ngăn cản của ai đó làm ước mơ bị thui chột hoặc không thể hiện thực hóa được. ➢ Lời khuyên của Phạm Lữ Ân: Đừng bao giờ để cho bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai làm thui chột ước mơ hoặc ngăn cản việc thực hiện ước mơ của chúng ta. - Đánh giá ý kiến, lí giải vì sao tác giả lại khuyên “Đừng của bạn” (lí giải rõ ràng và thuyết phục) và cho biết làm thế nào để ước mơ không bị đánh cắp. - Rút ra bài học nhận thức và hành động: cần theo đuổi ước mơ và hiện thực hóa nó. Câu 2 (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ để chứng minh cho một nhận định. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. - Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu vài nét về Tố Hữu , bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn thơ và vấn đề nghị luận. - Lí giải: + Sức hấp dẫn: là sức lôi cuốn khiến người ta say mê. + Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu... con người Việt Nam: Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc vì đã thể hiện được những điều bình dị, gần gũi thân quen nhưng lại vô cùng ý nghĩa trong tâm hồn con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống đạo lí ân nghĩa thủy chung.
File đính kèm:
de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2017_mon_ngu_van_12_truong_thpt.doc