Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 - 2018 TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: NGỮ VĂN 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh. 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm... Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, tác dụng của biện pháp tu từ, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn trích đề cập. - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu. - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12, tập hai. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Tổng cộng Vận dụng Vận dụng thấp cao 1. Chủ đề 1: Đọc Nhận diện được -Nắm được hiểu phương thức biểu các từ ngữ đạt trong đoạn miêu tả hình - Ngữ liệu: một đoạn trích. ảnh, cuộc thơ. sống trong - Tiêu chí: chọn lựa đoạn thơ ngữ liệu: 01 đoạn trên. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 - 2018 TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: NGỮ VĂN 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4 “ Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi Và trên cát lại thêm cồn cát mới Có mặt trời lăn như bánh xe Cuộc đời tôi có cát chở che Khi đánh giặc cát bụi làm công sự Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh Một rừng cây trĩu quả trên cành Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau Em mới về em chưa thấy gì đâu Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.” (Trích Gió Lào cát trắng, Xuân Quỳnh, Thơ Việt Nam 1945- 1985) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5đ) Câu 2. Hãy chỉ ra ba từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên quê hương được thể hiện qua đoạn thơ trên?(0,5đ) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương. (1đ) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm. B. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Câu 2. Sự khắc nghiệt của quê hương thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: gió nóng, 0,5 trưa hè ngột ngạt, gió Lào, cát bụi Câu 3. Ý nghĩa hai dòng thơ: Sự gắn bó, nhớ thương dù cuộc sống quê hương có 1,0 khắc nghiệt; tình yêu quê hương bao giờ cũng thiêng liêng, cao quý. Câu 4. Học sinh phải nêu được phẩm chất và lí giải được ý nghĩa của phẩm chất đó 1,0 đối với việc học tập, rèn luyện của bản thân. Có thể chọn một trong các gợi ý sau: - Bản lĩnh, kiên cường. - Cần cù, chịu khó. - Lạc quan, giàu niềm tin. - Yêu quê hương, đất nước. II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con người Việt 2,0 Nam được gợi ra từ đoạn thơ. a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn nghị luận, dung lượng khoảng 0,25 200 chữ. b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận: phẩm chất của con người 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5
File đính kèm:
de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2017_2018_tr.doc