Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Chu Trinh (Có đáp án)

docx 6 trang giaoanhay 19/07/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Chu Trinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Chu Trinh (Có đáp án)

Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Chu Trinh (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12
 TỈNH PHÚ YÊN NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
A. MỤC TIÊU
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức – kỹ năng của học sinh 
sau khi học chương trình Ngữ văn lớp 12
 - Khảo sát bao quát kiến thức – kỹ năng trọng tâm theo 3 nội dung cơ bản: Đọc văn, 
Tiếng Việt và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu và tạo lập văn 
bản của học sinh. 
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
 - Kiểm tra bằng hình thức tự luận
 - Học sinh làm bài tập trung tại phòng trong thời gian 120 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng
độ cao
NLĐG
I. ĐỌC HIỂU - Nhận biết - Khái quát chủ đề/ nội - Nhận xét, 
- Ngữ liệu: Văn thể loại/ dung chính mà đoạn đánh giá 
bản nhật dụng/ phương văn bản/ văn bản đề về tư 
văn bản văn học thức biểu cập tưởng/ 
- Tiêu chí lựa đạt/ thao tác - Hiểu được quan quan điểm/ 
chọn ngữ liệu: lập luận/ kết điểm/ tư tưởng của tình cảm/ 
01 đoạn văn cấu/ phong tác giả thái độ của 
bản/ văn bản cách ngôn - Hiểu được ý nghĩa, tác giả thể 
hoàn chỉnh; dài ngữ của tác dụng của việc sử hiện trong 
khoảng 150 – đoạn văn dụng các từ ngữ/ chi đoạn văn 
300 chữ. bản/ văn tiết/ hình ảnh/ phương bản/ văn 
 bản thức biểu đạt/ biện bản
 - Chỉ ra chi pháp tu từ trong - Rút ra bài 
 tiết/ hình đoạn văn bản/ văn bản học về tư 
 ảnh/ biện - Hiểu được một số tưởng/nhận 
 pháp tu từ nét đặc sắc về nghệ thức 
 trong đoạn thuật/ một số nét đặc 
 văn bản/ sắc về nội dung của 
 văn bản. đoạn văn bản/ văn 
 bản.
Số câu 1 2 1 4
Số điểm 0,5 1,5 1 3  Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình 
bày và biện giải.
 Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp. 
 Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại 
được đặt lên hàng đầu?
 Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong 
nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc 
sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng 
ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính 
là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng 
ngày.
 Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói 
quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc 
tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn 
và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa 
biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
 Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, 
hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt 
đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).
 (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, tập một, NXB 
Giáo dục, 2008, tr.92, 93)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên. 
Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo 
những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”?
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn 
sau: 
 “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói 
quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc 
tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn 
và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”.
Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen 
văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 ohữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý 
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải 
bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
Câu 2 (5.0 điểm)
 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn đoạn thơ sau:
 Em ơi em
 Hãy nhìn rất xa 1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần 2.0
 Đọc hiểu: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu 
 bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng 
 - phân - hợp , móc xích hoặc song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
 Muốn có được thành công thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới 
 có được thành công lớn.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0
 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 
 nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của ý kiến. Có 
 thể theo hướng sau: 
 - Tất cả mọi điều lớn lao trên thế giới này đều bắt đầu từ những thứ 
 nhỏ bé. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời 
 khi cứ ngồi một chỗ, chẳng làm gì cả. Những người thành đạt là 
 người luôn làm việc, luôn hành động, có ý chí.
 - Cần làm tốt việc nhỏ để có được thành công lớn; bắt đầu những điều 
 lớn lao bằng những bước đi vững chắc đầu tiên
 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
 e. Sáng tạo 0,25
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 
 luận.
2 Cảm nhận về đoạn thơ trích trong chương “Đất Nước” (thuộc 5.0
 trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25
 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết 
 bài khái quát được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
 Đoạn thơ khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc hình 
 thành, xây dựng, bảo vệ đất nước.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn 
 chứng.
 * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5
 * Cảm nhận về đoạn thơ 2.5
 Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu 
 cầu sau:
 - Nói về đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng 
 nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình 
 dị (nhân dân).
 - Đoạn thơ nói về lịch sử đất nước, về vai trò của nhân dân trong việc 
 lưu giữ truyền thống, xây dựng – giữ gìn đất nước, viết nên những 
 trang sử oai hùng của dân tộc
 + Nhân dân đã lưu giữ truyền thống yêu lao động, chăm chỉ làm ăn, 

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_201.docx