Đề ôn tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Tuần 19, 20 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Tuần 19, 20 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Tuần 19, 20 - Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
ÔN LỊCH SỬ ( tuần 19; 20 ) BÀI 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ Học thuộc ghi nhớ SGK trang 39. 1. Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, em có nhận xét gì? Trả lời: Quân dân ta không quản khó khăn thiếu thốn dốc toàn tâm, toàn sức để phục vụ chiến tranh, giúp đỡ tiền tuyến chiến chiến đấu. 2. Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện điều gì? Trả lời: Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh quả cảm vì sự nghiệp giành độc lập, tự do cho tổ quốc. 3. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành mấy đợt ? Trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành 3 đợt: Đợt 1: bắt đầu ngày 13 – 3 – 1954. Đợt 2: bắt đầu ngày 30 – 3 – 1954 Đợt 3: bắt đầu ngày 1 – 5 – 1954 đến 17 giờ 30 ngày 7 – 5 – 1954. 4. Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trả lời: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi , góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. ----------------------------------------------- BÀI 18: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1. Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào ? Em hãy kê tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945. Trả lời: - Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ: “Ngàn cân treo sợi tóc” - Tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nứơc phải đương đầu từ cuối năm 1945 là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. 2. “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng!” Em hãy cho biết chín năm đó bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ? Trả lời: - Bắt đầu: năm 1945. Kết thúc: 7 – 5 – 1954. Trả lời: - Châu Á trải dài cực Bắc đến quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp Ấn Độ Dương, phía tây và tây nam giáp châu Âu, châu Phi. 5. Kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á (hình 2/ 103). Trả lời: - Vịnh biển (Nhật Bản); bán hoang mạc (Ca-dắc-tan); đồng bằng (Đảo Ba-li, In-đô-nê- xi-a); rừng tai-ga (LB. Nga); dãy núi Hi-ma-lay-a. (Đọc thêm) 6. Nêu đặc điểm địa hình của châu Á. Trả lời: - Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a cao nhất thế giới. 7. Vì sao châu Á có đủ các đới khí hậu ? Trả lời: - Châu Á có đủ các đới khí hậu vì châu Á trải dài từ gần cực Bắc đến quá xích đạo. ----------------------------------------------- BÀI 18: CHÂU Á (TT) Học thuộc ghi nhớ SGK trang 107 1. Nêu đặc điểm dân cư châu Á. Trả lời: - Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sống tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. 2. Trình bày một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á. Trả lời: - Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á. Họ trồng nhiều lúa gạo, lúa mì, bông, cao su, cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, Ở vùng ven biển, người dân còn đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản như: Trung quốc, Ấn Độ, ; sản xuất máy móc như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, 3. Trình bày sự phân bố của một số ngành sản xuất chính ở châu Á. Trả lời: - Lúa gạo: Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Lúa mì, bông: Trung Quốc, Ấn Độ, Ca-dắc tan. Chăn nuôi bò: Trung Quốc, Ấn Độ. Khai thác dầu mỏ: Tây Nam Á, Đông Nam Á . Sản xuất ô tô: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. (Đọc thêm) 4. Nêu vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu, các ngành sản xuất ở khu vực Đông Nam Á. Trả lời: - Vị trí địa lí: Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á, phía Tây Thái Bình Dương, gồm phần bán đảo gắn với lục địa và phần đảo có đường xích đạo chạy qua. - Khí hậu: Gió mùa nóng ẩm. - Các ngành sản xuất: nông sản và khai thác các loại khoáng sản. 5. Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa, gạo ? Trả lời: - Khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa, gạo vì có nhiều đồng bằng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm phù hợp cho việc trồng lúa, gạo. 2. Kể tên một số dung dịch? Trả lời: - Một số dung dịch như nước muối, nước đường, nước hoa,.. 3. Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện gì? Trả lời: - Để tạo ra một dung dịch cần phải có ít nhất 2 chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải được hoà tan vào trong chất lỏng đó. 4. Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? Trả lời: - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. 5. Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào? Trả lời: - Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất. 6. Để sản xuất muối từ nước biển, người ta làm cách nào? Trả lời: - Để sản xuất muối từ nước biển, người ta phơi khô nước biển. Người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. ----------------------------------------------- BÀI 38 – 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TRANG 78) 1. Thế nào là sự biến đổi hoá học? Trả lời: - Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 2. Nêu một số ví dụ phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học (hình vẽ trang 79) Trả lời: Hình Nội dung từng hình Biến đổi Giải thích Cho vôi sống vào Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại tính 2 Hóa học nước chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt. Xé giấy thành những Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của 3 mảnh vụn Lí học nó, không bị biến đổi thành chất khác. Xi măng trộn cát tạo thành một hỗn hợp xi măng 4 Xi măng trộn cát Lí học cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp Xi măng trộn cát và chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của 5 nước Hoá học vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
File đính kèm:
- de_on_tap_mon_lich_su_va_dia_li_lop_5_tuan_19_20_bai_17_chie.pdf