Đề minh họa khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS&THPT Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS&THPT Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề minh họa khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS&THPT Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ MINH HỌA KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN BÁ NGỌC NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp 12 2. Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm,...trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, nhận diện các phép tu từ, hiểu được ý nghĩa của từ , đánh giá sức hấp dẫn của văn bản. - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu. - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Vận dụng Thông Tổng Chủ đề Nhận biết hiểu cộng Vận dụng Vận dụng thấp cao - Nhận diện - Hiểu - Đánh giá 1. Chủ đề 1: Đọc được phương được ý sức hấp dẫn hiểu thức biểu đạt nghĩa của của văn bản. - Ngữ liệu: một chính trong văn một số từ văn bản nghệ thuật. bản. trong văn - Tiêu chí lựa - Chỉ ra các bản. chọn ngữ liệu: phép tu từ nổi bật trong văn + 01văn bản bản. hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 300 chữ. Số câu: 1 (10% x 10 điểm (10% x 10 (10% x 10 30% x 10 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ MINH HỌA KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN BÁ NGỌC NĂM HỌC: 2017-2018 (Đề có 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam” Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe Tổ quốc HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12 , NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 12 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. Hướng dẫn chung - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong đáp án và thang điểm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. - Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không làm tròn điểm. B. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm 0,5 Câu 2. - “Sóng” vừa là hình ảnh nhân hóa (chẳng bình yên, quặn đỏ máu), vừa 0,5 là hình ảnh ẩn dụ (sóng biển cũng là sóng lòng) vừa là phép điệp (ba lần) (Bài làm nêu được hai trong ba phép tư từ là cho điểm tối đa; nếu chỉ gọi tên mà không chỉ ra từ ngữ, hình ảnh chỉ cho nửa số điểm Câu 3. Từ Hòa bình đựợc lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện: - Niềm khao khát về lẽ sống cao cả của dân tộc. 0,5 0,5 - Là thông điệp gửi gắm đến toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới. Câu 4. Bài thơ dễ đi vào lòng người vì: 1,0 - Nội dung bài thơ khơi dậy những tình cảm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi trái tim người Việt (tình yêu tổ quốc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền), kết nối được tình cảm và hành động cộng đồng, - Thể thơ tự do phóng túng, lời thơ giàu cảm xúc và hình ảnh, tứ thơ giàu sức xoáy, âm điệu thơ bi tráng, hào sảng lại vừa day dứt, ngân vọng, (Bài làm có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, miễn là thuyết phục) II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nhan đề: “Tổ quốc gọi tên mình !” 2,0 ngào. Nó đánh thức khát vọng sống, khát vọng tự do, tình yêu và hạnh phúc tưởng chừng như đã chết. Tiếng chân ngựa đạp vào vách: 1,0 - Chỉ xuất hiện một lần nhưng bắt tiếng sáo phải im bặt, kéo Mị trở về với thực tại phũ phàng. - Nó như một thứ dây trói vô hình đáng sợ gấp nhiều lần dây trói hữu hình trên thể xác Mị, khiến Mị phải lịm tắt trong nỗi ai oán của kiếp súc nô:“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. 0,5 Đánh giá: - Hai âm thanh vừa tả thực vừa có nghĩa biểu trưng, khép mở ra hai thế giới và hai tâm trạng: thế giới ngọt ngào, êm ái của tình yêu và hạnh phúc và thế giới cay nghiệt của sự áp bức cường quyền và thần quyền; tâm trạng khát khao, mơ ước và chua chát, bẽ bàng. - Diễn tả nội tâm của Mị một cách sống động, thể hiện tài năng, tấm lòng nhân đạo của nhà văn. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn 0,5 đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
File đính kèm:
de_minh_hoa_khao_sat_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_201.doc