Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc -hiểu và tạo lập văn bản. 2.Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12, theo các nội dung; Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập. 3. Đánh giá năng lực: Đọc - hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ và tác dụng, quan điểm của tác giả, bài học ý nghĩa mà đoạn trích đề cập. - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần đọc hiểu. - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12, tập hai. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Thông Vận dụng Tổng Nhận biết Chủ đề hiểu Vận dụng Vận dụng cộng thấp cao Nhận diện được - Nêu hiệu Bài học ý 1. Chủ đề 1: Đọc phong cách quả nghệ nghĩa rút ra hiểu ngôn ngữ và thuật của từ văn bản. - Ngữ liệu: một biện pháp tu từ biện pháp đoạn trích văn bản trong đoạn trích. tu từ trong nhật dụng. đoạn trích. - Tiêu chí: chọn -Hiểu được lựa ngữ liệu: 01 quan điểm đoạn trích dài của tác giả khoảng 300 chữ. thể hiện trong văn bản Số câu: 1 (5% x 10 điểm = (25% x 10 30% x 10 Tỉ lệ: 30% 0,5 điểm) điểm = 2,5 = 3,0 điểm điểm) 2. Làm văn Viết một Nghị luận xã hội đoạn văn - Viết đoạn văn nghị luận về nghị luận xã hội một vấn đề khoảng 200 chữ. xã hội được IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: (1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...". (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta... (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2: Tại sao tác giả lại“Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1.0 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).(1,0 điểm) Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay. Câu 2. (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh chị về hình tượng tiếng sáo trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. ( Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 3) ------ Hết ------ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ....; Số báo danh .. Chữ kí của giám thị 1:..; Chữ kí của giám thị 2: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn. Bàn luận 1,0 * Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc: 0,5 - Hạnh phúc là hưởng thụ. - Hạnh phúc là trải nghiệm. - Hạnh phúc là sống vì người khác. - Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng * Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc? 0,5 - Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ. - Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác Bài học nhận thức và hành động 0,5 - Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc. - Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính. Câu 2. Trình bày cảm nhận của anh chị về hình tượng tiếng sáo trong đoạn 5,0 trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0,5 bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng tiếng sáo 0,5 trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận 3,0 sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng *Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật 0.5 Mị, vị trí của hình tượng tiếng sáo. * Phân tích hình tượng tiếng sao cùng với diễn biến nội tâm phức tạp của Mị: 1.5 -Tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi lòng Mị nôn nao, rạo rực. - Tiếng sao văng vẳng đầu làng cùng với hơi men của rượu đưa Mị “sống về ngày trước, nhận thức mình còn trẻ, còn tuổi xuân, sắc đẹp, khao khát đi chơi xuân. - Tiếng sao lơ lửng bay ngoài đường làm thổi bùng ngọn lửa tình yêu cuộc sống, quên đi thân phận nô lệ, quên nỗi đau về thể xác khi bị A Sử trói. * Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và ý nghĩa khắc họa hình tượng tiếng sáo. 1.0 -Nghệ thuật tả tiếng sáo: Âm thanh tiếng sáo được miểu tả hiện tại gợi nhớ về tiếng sáo trong quá khứ: với nhiều cung bậc khác nhau, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong. -Ý nghĩa: + Làm nổi bật được đặc trưng của văn hóa Tây Bắc, tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm. + Tiếng sáo khơi dậy được lòng yêu đời, khát khao sống, sự hồi sinh tâm hồn Mị sau bao ngày chết lặng. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về 0,5 vấn đề nghị luận . e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu, 0,5 ngữ nghĩa tiếng Việt.
File đính kèm:
de_kiem_tra_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.docx