Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Bình Trọng (Có đáp án)

doc 7 trang giaoanhay 19/07/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Bình Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Bình Trọng (Có đáp án)

Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Bình Trọng (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2017-2018 
 TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề)
 (Đề thi có 02 trang)
 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ 
văn lớp 12.
 2. Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh 
thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương 
trình môn Ngữ văn lớp 12.
 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
 - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, nhận diện vấn đề tác giả 
đặt ra trong văn bản để trả lời câu hỏi, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn 
trích đề cập.
 - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần 
Đọc hiểu.
 - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một hình tượng nghệ thuật 
trong tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ văn 12.
 II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
 III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
 Mức độ
 Vận dụng
 Thông Tổng 
Chủ đề Nhận biết
 hiểu cộng
 Vận dụng Vận dụng 
 thấp cao
1. Chủ đề 1: Đọc Nhận diện - Hiểu 
hiểu được phương được ý 
 thức biểu đạt nghĩa của 
- Ngữ liệu: một trong văn bản. từ ngữ, 
văn bản . hình ảnh 
- Tiêu chí: chọn trong văn 
lựa ngữ liệu: một bản. 
văn bản dài - Hiểu 
khoảng 300 chữ. được bài 
 học rút ra 
 từ văn 
 bản. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2017-2018 
TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 
 Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề)
 (Đề thi có 02 trang)
 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 Có một chàng thanh niên đứng giữ thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất 
vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo 
nhất mà họ từng thấy. Bỗng cụ già xuất hiện và nói: “ Trái tim của anh không đẹp bằng 
trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh 
mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim bị lấy ra và những mảnh tim khác 
được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả 
những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai 
cười nói: 
 - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh 
chắp và đầy sẹo và vết cắt.
 Cụ già trầm tĩnh đáp:
 - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ 
là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè, Tôi xé một mẩu tim mình trao cho 
họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẫu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế 
nhưng những mẫu tim không hoàn toàn giống nhau, mẫu tim của cha mẹ trao cho tôi 
lớn hơn mẫu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẫu tim của tôi và con cái tôi. Không 
bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở 
đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẫu tim của mình nhưng không 
hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần 
sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng 
một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẫu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn 
chờ đợi.
 Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới xé một mẫu từ 
trái tim hoàn hảo của mình trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẫu từ trái tim đầy vết 
tích của mình trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, 
tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không thật sự 
hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim cụ già đã chảy trong trái 
tim anh.
 (Theo Trí Quyển - Qùa tặng cuộc sống, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) HƯỚNG DẪN CHẤM
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 A. Hướng dẫn chung
 - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. 
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát 
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
 - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt 
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và 
sáng tạo.
 - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với 
tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.
 B. Đáp án và thang điểm
 ĐÁP ÁN ĐIỂM
 I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0
 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 0,5
 Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh: 0,75 
 - vết sẹo: sự hàn gắn của tình yêu và sự sẻ chia.
 - đường rãnh khuyết: khoảng trống của cuộc đời khi cho đi mà 
 không được nhận lại.
 - đường lởm chởm: sự khác nhau giữa cho và nhận của con người 
 trong cuộc sống.
 Câu 3. Thể hiện sự đồng cảm của chàng trai trước lời giải thích của ông 0,75
 lão; thể hiện sự hối hận của chàng trai trước sự nông nổi, hời hợt, 
 ngộ nhận của chính mình.
 Câu 4. Bài học: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải biết yêu thương, 1,0
 quan tâm tới mọi người; Khi ta biết sống vì người khác cũng là lúc 
 ta nhận được những điều tốt đẹp về mình.( Thí sinh có thể rút ra 
 bài học cho riêng mình nhưng phải phù hợp nội dung tư tưởng 
 mà văn bản đề cập đến)
 II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
 Câu 1. Viết 01 đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý 2,00
 kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “ Tình yêu đôi lúc chẳng cần 
 sự đền đáp qua lại.”
 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận 0,25
 Có đủ ba phần câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Mở đoạn nêu 
 được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. - Hai nét tính cách tương phản đan xen hài hòa tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt 
 cho hình tượng sông Đà.
 * Nghệ thuật: Hình ảnh sông Đà được khai thác từ phương diện thẩm mĩ- 
 văn hóa qua cách miêu tả sinh động, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện,
 * Đánh giá chung về hình tượng con sông Đà.
 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về 0,5
 vấn đề nghị luận
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.doc