Đề kiểm tra môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)

doc 5 trang giaoanhay 17/07/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra môn Ngữ văn 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA, NĂM HỌC 2017 - 2018
 TỈNH PHÚ YÊN Môn: NGỮ VĂN 12 
 Trường THPT Nguyễn Thái Bình Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn 
lớp 12.
 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông 
qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ 
văn lớp 12.
 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
 - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, tác dụng của biện pháp tu từ, lí 
giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn trích đề cập.
 - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc 
hiểu.
 - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích, đoạn thơ, đoạn văn, một 
tác phẩm, một ý kiến văn học ... trong chương trình Ngữ văn 12.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
 Mức độ
 Vận dụng
 Thông Tổng 
Chủ đề Nhận biết
 hiểu cộng
 Vận dụng Vận dụng 
 thấp cao
1. Chủ đề 1: Đọc Nhận diện được - Nêu hiệu 
hiểu phương thức quả nghệ 
 biểu đạt trong thuật của 
- Ngữ liệu: một đoạn trích. biện pháp 
đoạn trích văn bản tu từ trong 
nhật dụng. đoạn trích.
- Tiêu chí: chọn - Lí giải 
lựa ngữ liệu: 01 được ý 
đoạn trích dài nghĩa nội 
khoảng 300 chữ. dung mà 
 đoạn trích 
 đề cập. 
Số câu: 1 (5% x 10 điểm = (25% x 10 30% x 10 
Tỉ lệ: 30% 0,5 điểm) điểm = 2,5 = 3,0 điểm
 điểm)
2. Làm văn Viết một 
Nghị luận xã hội đoạn văn 
- Viết đoạn văn nghị luận về IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA, NĂM HỌC 2017 - 2018
 TỈNH PHÚ YÊN Môn: NGỮ VĂN 12 
 Trường THPT Nguyễn Thái Bình Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
 (1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. 
(2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) 
Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được 
cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong 
quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến 
hữu...".
 (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay 
chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh 
phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện 
của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm 
được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì 
phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, 
gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng 
thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm 
cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
 (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007, tr. 62-63)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
 Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ 
suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
 "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
 ( Trích "Tây Tiến" – Quang Dũng)
 --------------------Hết----------------- * Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh 0,5
 phúc?
 - Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng 
 lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.
 - Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ 
 cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người 
 khác
 3 Bài học nhận thức và hành động 0,5
 - Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc. 
 - Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.
Câu 2: (5,0 điểm)
 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 
 được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận, suy nghĩ về nội dung, ý nghĩa đoạn 
 thơ trích trong bài "Tây Tiến" (Quang Dũng)
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập 
 luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
 * Cảm nhận về nội dung, ý nghĩa đoạn thơ:
 - Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, 
 tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.
 - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi "nhớ chơi vơi" về một thời gian khổ mà 
 hào hùng:
 + Vẻ đẹp của sự hi sinh: bi thương nhưng không hề bi lụy, vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào 
 hoa, lãng mạn.
 +Vẻ đẹp của lí tưởng: ra đi không tiếc tuổi thanh xuân, dâng hiến đời mình cho tổ quốc 
 (vẻ đẹp bi tráng).
 -Nghệ thuật:
 +Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
 +Giọng điệu vừa xót xa vừa hào hùng trang trọng, bi tráng.
 +Sử dụng từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm.
 * Khái quát, đánh giá vấn đề
 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị 
 luận
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
 Đồng Xuân ngày 12 tháng 8 năm 2017
 TỔ NGỮ VĂN
 Trường THPT Nguyễn Thái Bình 
 Biên soạn 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2017_2018_truong_thpt_ngu.doc