Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Họ và tên : KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học : 2015-2016 Lớp : Môn: Vật Lý - Lớp 7 . Thời gian : 45 Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo: I. Trắc nghiệm : (3điểm ) 1. Các vật nhiễm điện cùng loại thì khi để gần nhau sẽ : A . Hút nhau B. Đẩy nhau C. Vừa hút vừa đẩy D. Không tác dụng lẫn nhau 2.Dòng điện trong kim loại là: A.Dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. B. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện. C.Dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. D. Dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện. 3. Kết luận nào dưới đây không đúng A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau. B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau. C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau. 4. . Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: A. Điện thoại, quạt điện. B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Bàn là, bếp điện. D.Máy hút bụi, nam châm điện. 5. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây (hình 1), vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ + - + - + - V + + + - - + V - V - V - + - A B C D Hình 1 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện : A. Ti vi ( Vô tuyến ) B. Quạt điện C. Đèn dây tóc D. Ắc quy 7..Đơn vị đo cường độ dòng điện là: A. Ampe B.Ampe kế C. Vôn D. mili Ampe kế 8. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:(0,25đ) A. Hàn điện B. Nạp điện cho bình ắc quy C. Mạ kim loại D. Đun nước bằng điện 9.Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây : A. Vôn kế B. Ampe kế C. Nhiệt kế D. Lực kế 10. Trong các chất sau đây, chất nào là chất cách điện : A. Vàng B. Nước nguyên chất C. Thép D. Sắt 11.Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái nào sau đây : A. Chữ U B. Chữ I C. Chữ A D. Chữ V 12.Gọi -e là điện tích mỗi êlectrôn. Biết nguyên tử cacbon có 6 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử cacbon là: A. + 4e B. +16e C. +24e D. +6e II. Tự luận : ( 7 điểm ) 1. Có mấy loại điện tích là những loại nào? các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa? (3đ) 2. Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 1). (2đ) Đ1 Đ2 a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13. 1 2 3 b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23. c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12. Hình 1 3. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? (2 điểm ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 7 HỌC KỲ II Năm học : 2015 - 2016 I. Trắc nghiệm : ( Mỗi câu đúng 0,25đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A D C A D A C A B B D II. Tự luận : (7đ) 1. - Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). (1đ) - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau. (1đ) - Ví dụ: + Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau . (0,5đ) + Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.(0,5đ) 2. Đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp: U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1; U23 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ2; U13 là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Đ1 nt Đ2 (0,5đ) a. Ta có U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9V (0,5đ) b. Ta có U23 = U13 - U12 = 11,2 - 5,8 = 5,4 V (0,5đ) c. Ta có U12 = U13 - U23 = 23,2 - 11,5 = 11,7V (0,5đ) 3. - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện (1đ) K + - - Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ (1đ) Đ
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_7_nam_hoc_2015_2016_co_dap.doc