Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)

ÑEÀ THI HOÏC KÌ I NAÊM HOÏC 2014– 2015 MOÂN THI: Lịch sử 9 I. MỤC TIÊU - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giôùi trong học kì I, lớp 9 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực hiện đúng yêu cầu trong phân phối chương trình . - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị nội dung dạy tốt trong HK II. 1. Về kiến thức: HS hiểu biết và trình bày, liên hệ các kiến thức cơ bản sau: - Tình hình kinh tế của Mĩ sau CTTG thứ hai - các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. Nhiệm vụ của nhân dân ta. - Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại đối với đời sống con người . 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, phân tích, so sánh, liên hệ. 3/ Thái độ: Học sinh thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với các sự kiện. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kiểm tra vieát, tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Nước Mĩ Nêu biểu hiện về sự Vì sao nước Mĩ lại phát triển kinh tế trở thành nước tư nước sau chiến Mĩ bản giàu mạnh nhất tranh. sau chiến tranh thế giới thứ hai. Số câu Số câu:1/3 Số câu:2/3 Số câu1 Số điểm Số điểm:1 Số điểm:3 4 điểm Tỉ lệ % =40% Giám thị 1: Số phách TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015 Họ và tên:. Môn : Lịch Sử 9 Giám thị 2: Lớp: Thời gian: 45’ . Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách Bằng số Bằng chữ ĐỀ: Câu 1: (4 điểm) Giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nêu biểu hiện về sự phát triển kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh ? Câu 2: (3 điểm) Hãy nêu và phân tích các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì? Câu 3: (3 điểm) Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống con người ? Con người đã có những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay ? - Hết - Bài làm V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (4 đ) * Vì:( 2đ) - Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế giới - Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. - Thu lợi nhuận từ buôn bán vủ khí là 114 tỉ USD, giàu tài nguyên, lao động dồi dào. - Quản lý của nhà nước và tập trung tư bản. * Biểu hiện: ( 1đ) - Trong những năm 1945 – 1950 Mĩ chiếm hơn một nữa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%) - Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới. - Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Câu 2: 3đ * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: ( 2đ) - Một là: Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Hai là: Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. - Ba là: Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. - Bốn là: Nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến . - Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác hữu nghị và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc. * Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam: ( 1đ) - Tiếp tục giữ vững ổn định chính tri, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - kĩ thuật để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. - Tập trung phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, tích cực mở của hội nhập (những vẫn giữ được bản sắc dân tộc), phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Câu 2: (3đ) * Tác động: ( 2đ) - Tích cực: + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động. + Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần. + Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở. - Tiêu cực: + Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. + Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội... *Con người đã có những giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực đó: ( 1đ) - Cùng nhau xây dựng môi trường xanh –sạch – đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. - Cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại - Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_9_nam_hoc_2014_2015_truong.doc