Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Lợi (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Lợi (Có đáp án)

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp 12 2. Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện thể thơ, nhận diện biện pháp nghệ thuật, nhận diện vấn đề tác giả đặt ra trong đoạn thơ để trả lời câu hỏi, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn thơ đề cập. - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu. - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một nhân vật văn xuôi (trong chương trình ngữ văn 12), từ đó bình luận về ý kiến bàn về nhân vật đó. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Vận dụng Thông Tổng Chủ đề Nhận biết hiểu cộng Vận dụng Vận dụng thấp cao Nhận diện được - Giải 1. Chủ đề 1: Đọc thể thơ, nhận thích được hiểu diện biện pháp ý nghĩa hai - Ngữ liệu: một nghệ thuật, câu thơ đoạn thơ ngoài - Nêu chương trình được thông - Tiêu chí: chọn điệp đoạn lựa ngữ liệu: hai thơ đề cập. khổ thơ Số câu: 1 (10% x 10 điểm (20% x 10 30% x 10 Tỉ lệ: 30% = 1,0 điểm) điểm = 2,0 = 3,0 điểm điểm) 2. Làm văn Viết một Nghị luận xã hội đoạn văn IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hạnh phúc Là sự bình yên sau những đợt bom rền Là qua trận sốt rét rừng Đồng đội không người nào nằm lại Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi Là lửa cháy napan không thiêu chảy tiếng cười... Hạnh phúc Là khi người lính trở về Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ Nhận ra mình hãy còn thơ bé Oà khóc một lần cho thoả nỗi ước ao... (Trích Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến - Chu Thị Thơm, báo GD&TĐ số 18 ngày 30/4/2006) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ: “Hạnh phúc Là khi người lính trở về Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ cảm nhận về hạnh phúc trong đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hạnh phúc. Câu 2. (5,0 điểm) Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật Tnú, anh (chị ) hãy bình luận những ý kiến trên. ------ Hết ------ + Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi người một tính cách... Điều quan trọng là con người cần có lí tưởng sống tích cực và thái độ sống tích cực để hạnh phúc luôn mỉm cười. + Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, hạnh phúc hay khổ đau đều do cách nhìn nhận cuộc sống và sự việc diễn ra trong cuộc sống, chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực và luôn hướng về những điều tốt đẹp. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung 5,0 Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật Tnú, anh (chị ) hãy bình luận những ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Tnú, bình luận 0,5 về hai ý kiến c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao 3,5 tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu nhân vật, dẫn hai ý kiến 0,5 * Cảm nhận về nhân vật Tnú, bình luận về hai ý kiến: Giải thích ý kiến: 0,5 +“Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên” nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát, được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên +“Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man” là nói cuộc đời, số phận, con đường đi của Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man => Đây là hai nhận xét khái quát về hai khía cạnh khác nhau của hình tượng Tnú : ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp tính cách, phẩm chất ; ý kiến sau khái quát phương diện cuộc đời. Phân tích chứng minh: 1,5 *Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên +Sớm có lí tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với cách mạng, gan góc, dũng cảm, mưu trí, có tinh thần trách nhiệm cao +Có lòng căm thù giặc sâu sắc, là người giàu tình cảm, có tính kỉ luật rất cao
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2016_2017_truon.doc