Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng (Có đáp án)

doc 6 trang giaoanhay 19/07/2025 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng (Có đáp án)

Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đình Phùng (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2017 - 2018
 TỈNH PHÚ YÊN 
Trường THPT Phan Đình Phùng Môn: NGỮ VĂN 12 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn 
THPT, đặc biệt là chương trình lớp 11 và 12.
 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông 
qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ 
văn THPT.
 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
 - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, tác dụng của biện pháp tu từ, lí 
giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn trích đề cập.
 - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc 
hiểu.
 - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
 - II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
 Mức độ
 Vận dụng
 Thông Tổng 
Chủ đề Nhận biết
 hiểu cộng
 Vận dụng Vận dụng 
 thấp cao
 - Nhận diện - Hiểu Nêu được ý 
1. Chủ đề 1: Đọc 
 được phương được ý kiến riêng 
hiểu 
 thức biểu đạt nghĩa của của bản thân 
- Ngữ liệu: một trong đoạn trích. vấn đề xung quanh 
đoạn trích văn bản - Nhận diện được đề vấn đề được 
nhật dụng. được các thông cập trong đề cập
- Tiêu chí: chọn tin được nêu đoạn trích
lựa ngữ liệu: 01 trong đoạn trích
đoạn trích dài 
khoảng 300 chữ.
Số câu: 1 (10% x 10 điểm (10% x 10 (10% x 10 30% x 10 
Tỉ lệ: 30% = 1.0 điểm) điểm = 1.0 điểm = 1.0 = 3,0 điểm
 điểm) điểm)
2. Làm văn Viết một 
Nghị luận xã hội đoạn văn 
- Viết đoạn văn nghị luận về SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC , NĂM HỌC 2017 - 2018
 TỈNH PHÚ YÊN Môn: NGỮ VĂN 12 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua 
được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người ta bệnh nặng, nếu kịp thời 
chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
 Thời gian là thắng lợi. Bạn thử hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời 
cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, 
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho 
xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, trang 36 - 37) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả Phương Liên, thời gian có những giá trị nào? 
Câu 3. Hãy nêu thêm hai giá trị khác của thời gian trong cuộc sống mà tác giả bài viết không nêu ra 
trong đoạn trích.
 Câu 4. Trình bày ý kiến của bản thân về cách thức sử dụng thời gian hiệu quả.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến nêu 
trong văn bản ở phần Đọc hiểu trên: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua 
được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”
Câu 2. (5,0 điểm) 
 Bàn về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Vợ chồng 
A Phủ thấm đẫm chất thơ từ cảnh vật đến tình người nơi núi rừng Tây Bắc. Suy nghĩ của anh 
chị về ý kiến trên.
 ------ Hết ------
 Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ....; Số báo danh: 
Chữ kí của giám thị 1:..; Chữ kí của giám thị 2: ................................. - Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được giá trị của thời gian, từ đó 
 có ý thức tận dụng thời gian, sắp xếp thời gian hợp lý để thực hiện những việc có 0,25
 ích
 Câu 2. Bàn về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, có ý kiến cho 5,0
 rằng: Vợ chồng A Phủ thấm đẫm chất thơ từ cảnh vật đến tình người nơi núi 
 rừng Tây Bắc. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được 
vấn đề
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chất thơ thể hiện trong tác phẩm Vợ 0,5
 chồng A Phủ.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao 3,0
 tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
 Giải thích nhận định: Chất thơ: Chất thơ trữ tình có thể được hiểu là vẻ đẹp lãng 
 mạn trong một tác phẩm. Nó là vẻ đẹp bay bổng thơ mộng toát lên từ đời sống 
 hiện thực. Sự thống nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái đẹp của tâm 
 hồn nhà văn trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là biểu hiện 
 của chất thơ trong văn xuôi. Sự giao hòa giữa tâm hồn nhạy cảm của tác giả với 
 vẻ đẹp của con người và thiên nhiên cũng là một nhân tố tạo nên chất trữ tình sâu 
 lắng. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ thể hiện chất thơ trong việc tái hiện hình ảnh 
 thiên nhiên và con người Tây Bắc.
 Chứng minh, bình luận nhận định.
 - Chất thơ thể hiện ở cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vào ngày Tết ở Hồng 
 Ngài: Tác giả miêu tả những làn gió đẹp mùa xuân về trên khắp bản làng. Tất cả 
 không khí nơi đây đều là không khí ngày hội. Trên những bản của người Mèo 
 Đỏ, trai gái mang váy áo ra phơi trên mỏm đá trông sặc sỡ như những cánh bướm 
 khổng lồ. 
 - Chất thơ của xứ sở còn được tụ vào trong những đám hội. Ban ngày, từng đám 
 thanh niên mặc váy áo mới xòe ô dắt ngựa đến đánh quay, ném pao. Tối đến, 
 trong không gian kia những tiếng khèn lá, khèn môi của trai gái gọi bạn tình lại 
 réo rắt đi hết quả đồi này sang quả đồi khác Hình ảnh tiếng sáo gọi bạn tạo 
 nên nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, tô đậm không khí lãng mạn của núi 
 rừng. Tất cả những không khí lễ hội mùa xuân này làm câu chuyện hiện lên 
 không chỉ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp về lễ hội mang đậm nét phong 
 tục, văn hóa Tây Bắc.
 - Chất thơ thể hiện ở tình người: nhà văn đã tập trung đi tìm chất thơ trong tâm 
 hồn của con người rẻo cao Tây Bắc, đặc biệt thể hiện xung quanh hình ảnh nhân 
 vật Mị.
 + Truyện xoay quanh cuộc đời của Mị – 1 cô gái nết na xinh đẹp được ví như 1 
 bông hoa ban trên rẻo cao Tây Bắc nhưng vì món nợ truyền kiếp mà bố mẹ Mị 
 vay của thống lí Pá Tra, Mị đã bị thống lí bắt về trừ nợ. Ở nhà thống lí – nơi cái 
 ác lúc nào cũng muốn lăm le hòng tiêu diệt bản tính tốt đẹp của con người. 
 Nhưng không phải vì thế mà người dân vùng cao bị xói mòn tình người, bị cằn 
 cỗi tâm hồn. Ngược lại, ngay trong địa ngục trần gian ấy, lòng tốt của con người 
 vẫn được bộc lộ, đức tính tốt đẹp của con người vẫn thăng hoa, cái đẹp vẫn nổi 
 loạn ngay trong lòng cái ác. Điều này được thể hiện rất rõ giữa sự giằng xé của 
 tình phụ tử giữa cha con nhà Mị: Việc Mị muốn cuốc nương làm ngô trả nợ thay 

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.doc