Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)

doc 6 trang giaoanhay 17/07/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)

Đề khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12
 NĂM HỌC: 2017-2018
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn 
lớp 12.
 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông 
qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ 
văn lớp 12.
 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
 - Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ; nêu quan điểm, 
suy nghĩ về ý nghĩa, nội dung mà đoạn trích đề cập.
 - Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc 
hiểu.
 - Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích trong chương trình Ngữ 
văn 12, tập một.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
 Mức độ
 Vận dụng
 Thông Tổng 
Chủ đề Nhận biết
 hiểu cộng
 Vận dụng Vận dụng 
 thấp cao
 - Nhận diện - Hiểu 
1. Chủ đề 1: Đọc 
 được phương được nội 
hiểu 
 thức biểu đạt dung, ý 
- Ngữ liệu: một trong đoạn trích. nghĩa mà 
đoạn trích văn bản - Xác định biện đoạn trích 
nhật dụng. pháp tu từ có đề cập. 
- Tiêu chí: chọn trong đoạn văn 
lựa ngữ liệu: 01 bản.
đoạn trích dài 
khoảng 300 chữ.
Số câu: 1 (10% x 10 điểm (20% x 10 30% x 10 
Tỉ lệ: 30% = 1,0 điểm) điểm = 2,0 = 3,0 điểm
 điểm)
2. Làm văn Viết một 
Nghị luận xã hội đoạn văn IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN
 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12
 NĂM HỌC: 2017-2018
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
  Ai trong đời chả ít nhất một lần chịu tổn thương, một lần chịu đau đớn vì một điều gì đó, 
một ai đó. Có người không vượt qua được, có người vượt qua được. Lựa chọn gục ngã vì nó, 
hay mạnh mẽ chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, là ở chúng ta. 
 Đừng trách những người làm tổn thương bạn. Hãy vượt qua nó và coi đó như một bài học của 
cuộc sống. Người ta sẽ không bao giờ nhìn vào và đánh giá một người khi họ vấp ngã, mà sẽ 
nhìn nhận và khâm phục cách người ấy đứng lên sau khi đã ăn vạ đủ lâu và thấm thía đủ nhiều. 
 Đừng tìm cách làm đau người khác để thỏa mãn sự tức giận nhất thời khi bị tổn thương. Vì 
khi bạn chịu tổn thương không có nghĩa là bạn được quyền làm ai khác tổn thương nữa. Vết 
thương mà mình để lại cho người khác cũng chính là vết rách trong tâm hồn mình. Những vết 
thương đó sẽ dần trở thành những vết sẹo sần sùi xấu xí trong ký ức trưởng thành của mỗi con 
người. 
 Từ bỏ, chứng tỏ rằng bạn đã vượt qua được những gì đang khiến bạn phát điên. Và nếu bạn 
thật sự muốn "trả thù", có lẽ sẽ không có cách nào tốt hơn việc bạn lờ nó đi và cuối cùng để nó 
bị chìm trong quên lãng. 
 Từ bỏ có nghĩa là bạn đang thực hiện khả năng tự kiểm soát và đưa ra những quyết định 
đúng đắn - hãy tự đưa ra sự lựa chọn của mình chứ đừng để hoàn cảnh chi phối bạn. 
 Sống, là đôi khi phải học cách chấp nhận và từ bỏ ... Từ bỏ, không phải là yếu đuối. Từ bỏ, là 
để tự cho mình những cơ hội tốt hơn. 
 (Trích: 
 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
 Câu 2. Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)
 Từ bỏ, chứng tỏ rằng bạn đã vượt qua được những gì đang khiến bạn phát điên. Và nếu bạn 
thật sự muốn "trả thù", có lẽ sẽ không có cách nào tốt hơn việc bạn lờ nó đi và cuối cùng để nó 
bị chìm trong quên lãng. 
 Từ bỏ có nghĩa là bạn đang thực hiện khả năng tự kiểm soát và đưa ra những quyết định 
đúng đắn - hãy tự đưa ra sự lựa chọn của mình chứ đừng để hoàn cảnh chi phối bạn. 
 Sống, là đôi khi phải học cách chấp nhận và từ bỏ ... Từ bỏ, không phải là yếu đuối. Từ bỏ, 
là để tự cho mình những cơ hội tốt hơn. 
 Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Sống, là đôi khi phải học cách 
chấp nhận và từ bỏ” không? Vì sao? (1,0 điểm)
 Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM
 KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12, NĂM HỌC 2017 - 2018
 Môn: NGỮ VĂN 
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 A. Hướng dẫn chung
 - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. 
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm 
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
 - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận 
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm 
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.
 B. Đáp án và thang điểm
 ĐÁP ÁN ĐIỂM
 I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0
 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5
 Câu 2. Biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc: “ Từ bỏ ” (lặp lại 4 lần) 0,5
 Câu 3. HS trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức 1,0
 thuyết phục.
 Tham khảo hướng trả lời:
 Trong cuộc sống, đôi khi con người phải biết chấp nhận và từ bỏ để 
 vươn lên, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó chính là 
 những người mạnh mẽ, giàu nghị lực, nắm chắc được quy luật của cuộc 
 sống.
 Câu 4. HS trình bày suy nghĩ của cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý 1,0
 nghĩa nhất với bản thân. Các em có thể chọn thông điệp: Vết thương mà 
 mình để lại cho người khác cũng chính là vết rách trong tâm hồn mình 
 hoặc Sống, là đôi khi phải học cách chấp nhận và từ bỏ ... Từ bỏ, 
 không phải là yếu đuối. Từ bỏ, là để tự cho mình những cơ hội tốt hơn. 
 II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
 Câu 1. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý 2,0
 kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống, là đôi khi phải học cách 
 chấp nhận và từ bỏ ... Từ bỏ, không phải là yếu đuối. Từ bỏ, là để tự cho mình 
 những cơ hội tốt hơn”.
 a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn nghị luận, dung lượng 0,25
 khoảng 200 chữ.
 b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề, vận dụng tốt các thao tác lập 
 luận để viết đoạn văn cơ bản đạt các nội dung sau:
 - Giải thích: Câu nói muốn thể hiện thái độ sống của con người phải biết vượt 0,25
 qua chính mình, đương đầu với khó khăn, thách thức trong cuộc đời và cũng phải 
 biết điều gì nên hay không nên làm để tạo những cơ hội tốt hơn cho mình.
 - Bàn luận: 1,25
 + Trong cuộc sống, có khi con người gặp phải những khó khăn, thử thách, đau 
 thương, mất mát Chính trong hoàn cảnh ấy, con người cần phải thật mạnh mẽ, 

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.doc