Hướng dẫn sinh học ôn tập Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

doc 12 trang giaoanhay 28/06/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn sinh học ôn tập Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn sinh học ôn tập Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

Hướng dẫn sinh học ôn tập Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020
 Nội dung 1: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN BUỔI ĐẦU THỜI LÊ SƠ 
 (Thế kỉ XV)
Thời gian: từ 23/2/2020 đến 4/4 /2020
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I/TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
-Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
-Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
-Ở triều đình có 6 bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công) và các cơ quan chuyên môn: Hàn lân 
viện
-Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên( thời vua Lê Thánh Tông). Dưới đạo có phủ, 
châu, huyện và xã.
2.Tổ chức quân đội:
-Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
-Quân đội gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ 
binh, kị binh, tượng binh.Vũ khí có đao, kiếm
-Quân đội được thường xuyên luyện tập.
3.Pháp luật:
-Ban hành luật Hồng Đức
-Là bộ luật đầy đủ nhất, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến.
 II/TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.Tình hình kinh tế:
a.Nông nghiệp:
*Ban hành nhiều chính sách khôi phục và phát triển nông nghiệp:
-Cho lính về làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán về làm ruộng.
-Đặt các chức quan: Hà đê sứ, đồn điền sứ; khuyến nông sứ.. ban phép quân điền, cấm giết 
trâu bò.
b.Thủ công nghiệp:
-Thủ công nghiệp phát triển với việc tập trung nhiều ngành nghề ở Thăng Long. Nhiều làng 
nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
c.Thương nghiệp: khuyến khích lập chợ và họp chợ.
-Buôn bán với nước ngoài được phát triển.
2.Xã hội:
-Nông dân chiếm đa số trong bộ phận dân cư.
-Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông.
-Tầng lớp nô tì: số lượng giảm dần .
III/TÌNH HÌNH VĂN HÓA GIÁO DỤC
1.Tình hình giáo dục và khoa cử:
-Vua Lê cho dựng lại Quốc Tử Giám, ở đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa 
thi, đa số dân đều có thể đi học.
-Nội dung học tập thi cử là các sách đạo Nho. Câu 10:Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi đã 
 viết một áng hùng văn có tên là
 A.Bình Ngô đại cáo. B. Phú Chí Linh. C. Quốc Âm thi tập. D.Bình Ngô sách.
Câu 11: Thời Lê sơ, nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là
 A.Vân Đồn. B. Thăng Long. C. Hội Thống. D. Hội An.
Câu 12:Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
 A. Đạo- phủ- châu- huyện-xã. B. Đạo-phủ-châu –xã.
 C. Đạo-phủ -huyện( miền núi gọi là châu)-xã. D. Phủ-huyện-châu.
II. Tự luận
Câu 1: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông được tổ chức như thế nào? Bộ máy nhà 
nước thời vua Lê Thánh Tông chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn bộ máy nhà nước thời Lý, Trần ở 
những điểm nào ?
Câu 2: Pháp luật thời Lê Sơ có điểm gì giống và khác so với pháp luật thời Lý- Trần ?
Câu 3: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Em có nhận xét 
gì về tình hình thủ công nghiệp nước ta dưới thời Lê Sơ ?
Câu 4:Em hãy trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục và những thành tựu 
khoa học thời của Đại Việt thời Lê sơ. Em có nhận xét gì về về tình hình giáo dục, thi cử và 
những thành tựu khoa học thời kì này. Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành 
tựu trên? Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân 
 đầu thế kỉ XVI?
 A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung 
 điện tốn kém.
 B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.
 C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ 
 các phe phái.
 D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.
 Câu 2: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?
 A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
 B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
 C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
 D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ 
XVI là:
 A. khởi nghĩa Trần Tuân. B. khởi nghĩa Lê Hy.
 C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trần Cảo.
 Câu 4: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?
 A. Lật đổ nhà Lê sơ.
 B. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.
 C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
 D. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương.
 Câu 5: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
 A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn. B. Nhà Mạc với nhà Lê.
 C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
 Câu 6: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?
 A. Mất hết quyền lực. B. Vẫn nắm truyền thống trị.
 C. Quyền lực bị suy yếu. D. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.
Câu 7: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân?
 A. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói.
 B. Đất nước bị chia cắt.
 C. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì.
 D. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc.
II. Tự luận
Câu 1: Em hãy trình bày phong trào nông dân ở đầu thế kỉ XVI. Nguyên nhân thất bại của 
phong trào nông dân ở đầu thế kỉ XVI ?
Câu 2:Nêu tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh- Nguyễn .Em có nhận xét 
gì về tình hình chính trị- xã hội nước ta ở thế kỉ XVI-XVII ? B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính 
là gì?
 A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn.
 B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.
 C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh.
 D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.
Câu 2: Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?
 A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Vân Đồn. D. Gia Định.
Câu 3: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
 A. Alexandre de Rhôdes. B. Chúa Nguyễn. C. Chúa Trịnh. D. Vua Lê.
Câu 4: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?
 A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.
 B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.
 C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
 D. Vì không phù hợp với cách cai trị của các Chúa Trịnh-Nguyễn.
 Câu 5: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?
 A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.
 B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.
 C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.
 D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.
 Câu 6: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người 
 nước ngoài?
 A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.
 B. Bế quan tỏa cảng, không cho giao thương với người nước ngoài.
 C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán, về sau hạn chế 
 ngoại thương.
 D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương 
 nhân nước ngoài.
II. Tự luận
Câu 1: Em hãy nêu tình hình kinh tế nước ta ở thế kỷ XVI – XVIII? Vì sao nông nghiệp 
Đàng Ngoài không phát triển mà nông nghiệp ở Đàng Trong lại phát triển?
Câu 2: Hãy trình bày sự phát triểnvăn học và nghệ thuật dân gian vào thế kỉ XVI-XVVIII ? 
Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển ? C. Nhà Lê Trung Hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.
 D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân.
 Câu 7: Nạn đói lớn nhất ở Đàng Ngoài xảy ra vào năm nào?
 A. 1740-1741. B. 1741-1742. C. 1742-1743. D. 1743-1744.
 Câu 8: Tình trạng công thương nghiệp ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào?
 A. Vô cùng phát triển, đối lập với sự sa sút của nông nghiệp.
 B. Sa sút, điêu tàn.
 C. Diến ra bình thường như trước khi có chiến tranh.
 D. Được nhà nước đầu tư và phát triển.
 Câu 9 : Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê-Trịnh ở 
 Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
 A. Phủ chúa hội hè quanh năm.
 B. Đánh thuế đối với dân nặng nề.
 C. Phát triển kinh tế để đối trọng với họ Nguyễn ở Đàng Trong.
 D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục.
II. Tự luận
Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVIII? Kết 
quả của phong trào đấu tranh nông dân thế kỉ XVIII như thế nào?
Câu 2: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? Ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh 
nông dân? -Trưa mồng 5 đạo quân Quang Trung chiến thắng kéo vào Thăng Long. 
8.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
a. Nguyên nhân thắng lợi:
-Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả 
của nhân dân ta; 
-Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Qung Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
b. Ý nghĩa lịch sử:
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. 
- Giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước 
ta của của các đế chế quân chủ phương Bắc.
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
 Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành 
 khi quân Tây Sơn
 A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
 C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
 Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn 
 có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
 A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
 B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
 C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
 D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống 
 nhất đất nước.
 Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân 
 Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-
 Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
 A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
 B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
 C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
 D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
 Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là
 A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.
 B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
 C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
 D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.
 Câu 6: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây 
 Sơn nhiệm vụ gì ?
 A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
 B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc