Đề cương dạy học, ôn tập môn Địa lí 9 - Lê Huyền Mơ
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương dạy học, ôn tập môn Địa lí 9 - Lê Huyền Mơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương dạy học, ôn tập môn Địa lí 9 - Lê Huyền Mơ

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC, ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỀ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID – 19 MÔN: ĐỊA LÍ 9 I. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: (Thời gian tự học của học sinh là 1 tuần, kể từ khi nhận bài) A. BÀI HỌC: 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển ở ĐNB: (đã học, ôn lại) a) Thuận lợi: * Về vị trí địa lí: - ĐNB tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải NTB và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. - ĐNB giáp Cam-Pu-Chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng. - ĐNB giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế. * Về tài nguyên thiên nhiên: - ĐNB có điạ hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm-> mặt bằng xây dựng tốt, trồng các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, hoa quả. - ĐNB có vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí --> khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông và du lịch biển. - Có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho sự phát triển thủy điện cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. b) Khó khăn: - Trên đất liền nghèo khoáng sản - Diện tích rừng tự nhiên thấp - Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tăng 2) Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?(đã học, ôn lại) - ĐNB là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt. Câu 2. Tình hình sản xuất công nghiệp ĐNB thay đổi từ khi đất nước thống nhất? Ngành công nghiệp phát triển đã gây tác hại cho môi trường như thế nào? Câu 3. ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?(trang 123) Câu 4. Tại sao tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?(trang 123) Câu 5.Vẽ biểu đồ ở BT 3 (trang 123) (Gợi ý làm bài : - Xử lí số liệu: 3 vùng kinh tế là 100%, tính vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với 3 vùng KT trọng điểm của cả nước (ghi vào bài làm) - Vẽ 3 biểu đồ : hình tròn hoặc cột chồng : DT, DS, GDP - Chú giải nên chú ý: vùng KT trọng điểm phía Nam - các vùng kinh tế trọng điểm còn lại - Nhận xét : vùng KTTĐ phía Nam chỉ chiếm 39.3% DT, 39.3% DS cuả 3 vùng KTTĐ, nhưng GDP chiếm đến 65.0% của 3 vùng KTTĐ nên đây là vùng KT trọng điểm phát triển nhất.) II. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: (Thời gian tự học của HS là 10 ngày, kể từ khi nhận bài) A. BÀI HỌC: 1) Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long: -Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất như: + Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực. + Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động - thực vật. + Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch Câu 2. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐB này ?(trang 128) (Gợi ý trả lời: a) Những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở ĐBSCL: - Số dân của ĐBSCL: 16,7 triệu (2002) - Diện tích: 39.734 Km² - MĐDS: 407 người/km². (so với cả nước là 233 người/km²) → năm 1999 - Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng năm 1999 là 1,4%. - Tuổi thọ trung bình là 71,1 cao hơn cả nước là 70,9. - Là vùng cư trú của nhiều dân tộc: nguời Kinh, Khơ - me, Chăm, Hoa,... - ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo 10,2% so với cả nước là 13,3%. - Tuy nhiên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, tỉ lệ người lớn biết chữ 88,1% (so với cả nước là 90,3%). b) Tại sao: - ĐBSCL mới được khai thác cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú, tuy nhiên những nguồn tài nguyên chưa được khai thác còn khá phong phú. - Người dân ở ĐBSCL có tỉ lệ người biết chữ thấp so với cả nước cho thấy trong phát triển kinh tế - xã hội thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. - Tỉ lệ dân thành thị thấp mà đẩy mạnh việc phát triển đô thị được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hóa.) Câu 3. Phát triển mạnh công nghiêp chế bíên lương thực, thưc phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản suất nông nghiệp ở ĐBSCL?( trang 133) Câu 4. Vì sao tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp vùng ĐBSCL ngành chế biến lương thực thực phẩm cao hơn cả? Câu 5. Vẽ biểu đồ bài tập 3 (trang 133) + Nhà máy lọc dầu lớn nhất nước ta là Dung Quất (Quảng Ngãi). 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: a. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Tiềm năng : Số lượng giống,loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao - Thực trạng: + Đánh bắt vượt mức cho phép, chủ yếu ở ven bờ. Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản phát triển chậm. + Hải sản ven bờ cạn kiệt, phương tiện đánh bắt thô sơ, môi trường sinh thái bị phá vỡ. + Xu hướng: Đẩy mạnh khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản phát triển đồng bộ và hiện đại, CN chế biến hải sản. b. Du lịch biển đảo: - Tiềm năng: Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: có nhiều phong cảnh bãi biển đẹp, nhiều đảo có phong cảnh kì thú, hấp dẫn. - Thực trạng: + Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh ,tập trung hoạt động tắm biển. + Chưa khai thác hết tiềm năng. + Xu hướng : Phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của biển đảo. c. Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Là ngành kinh tế biển mũi nhọn chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Biển nước ta giàu khoáng sản :muối, titan, cát trắng, dầu khí Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành . Câu 8. (Sử dụng Atlat Việt Nam )Nêu một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc - Nam ?(trang 139) IV. ĐỊA LÍ TỈNH PHÚ YÊN: ( Thời gian tự học của HS là 12 ngày, kể từ khi nhận bài) A. BÀI HỌC: 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính: a. Vị trí và lãnh thổ: - Phú Yên là một tỉnh thuộc miền Nam Trung Bộ - Phía B Bình Định - Phía N Khánh Hòa - Phía Đông Biển Đông - Phía Tây Gia Lai, Đăk Lăk - Diện tích: 5045km2 (2008), xếp thứ 5 khu vực và thứ 23 cả nước - Ý nghĩa: Mở rộng thông thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa với các tỉnh, các vùng trong cả nước cũng như nước ngoài. b. Sự phân chia hành chính: - 1/7/1989 Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay - 1/1/08 Phú Yên có 1 thành phố, 1 TX, 7 huyện, 89 xã, 16 phường, 7 thị trấn 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: a. Địa hình: - Khá phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông, đồi núi và cao nguyên (70%), đồng bằng (30%) b. Khí hậu: - Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô; T 0tb 26,50C; Lượng mưa: 1600-1700mm c. Thủy văn: - Có trên 50 con sông, phần lớn đều ngắn và dốc. d. Thổ nhưỡng: - Đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đấ xám, đất phù sa, đất đỏ vàng e. Tài nguyên sinh vật: - Thực vật: thực vật tự nhiên và thực vật trồng - Động vật: phong phú, đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước f. Khoáng sản: - Đa dạng, nhiều loại, có trữ lượng lớn Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương 54 triệu m3, vàng sa khoáng 300nghìn tấn, 1 số mỏ suối nước nóng, nước khoáng Phú Câu 3. Theo em ngành kinh tế nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh? Câu 4. Sự phân bố dân cư của các huyện thành phố trong tỉnh Phú Yên như thế nào? Câu 5. Trình bày khả năng phát triển ngành ngư nghiệp của tỉnh Phú Yên? Câu 6. Nêu tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên? Ngành nào chiếm vai trò quan trọng nhất? Dựa trên điều kiện gì ? Tại sao vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế ở địa phương? TP. Tuy Hòa, ngày 23 tháng 3 năm 2020 Giáo viên ra đề cương Lê Huyền Mơ
File đính kèm:
de_cuong_day_hoc_on_tap_mon_dia_li_9_le_huyen_mo.docx