Bài học học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 19, Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Bạn đang xem tài liệu "Bài học học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 19, Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài học học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 19, Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
NỘI DUNG BÀI HỌC HỌC KÌ II MÔN: GDCD.7 Tiết 19 Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH I. Tìm hiểu thông tin (SGK) *Bài học:Chúng ta cần phải lập kế hoạch, để cân đối thời gian học tập, giúp đỡ gia đình, giúp chúng ta có tính kỉ luật cao, đem lại hiệu quả trong công việc, học tập II.Nội dung bài học: 1. Sống và làm việc có kế hoạch là: - Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí, để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả. - Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ. 2.Biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch Có tính kỉ luật, có ý chí, nghị lực, kiên trì 3. Ý nghĩa : +Tiết kiệm được thời gian, công sức, đạt kết quả cao . + Chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đã đề ra +Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời kì CNH-HĐH; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kĩ thuật cao. 4. Học sinh rèn luyện: Làm bài tập d SGK/38 Tiết 20 ; Bài 13 : QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM I. Tìm hiểu truyện đọc: “Một tuổi thơ bất hạnh” GV: Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào? Thái đã có những vi phạm gì? HS: -Tuổi thơ của Thái :Có cuộc sống phiêu bạc, bất hạnh tủi hờn và tội lỗi -Thái đã vi phạm pháp luật :Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi; bỏ đi bụi đời; chuyên cướp giật (mỗi ngày từ 1 đến hai lần) GV:Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của Thái ? Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi? HS:Hoàn cảnh của Thái : -Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi; -Bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng -Ở với bà ngoại già yếu; -Làm thuê vất vả *Thái không đựơc hưởng các quyền:Được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo; không được đi học; không được có nhà ở GV: Theo em, có phải bất cứ ai có hoàn cảnh như Thái đều có những vi phạm không? Vì sao em nghĩ như vậy? HS:Trả lời II. Nội dung bài học: 1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em -Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được có khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và danh dự -Quyền được chăm sóc : Trẻ em được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. -Quyền được giáo dục : Trẻ em có quyền được học tập dạy dỗ; Trẻ em được vui chơi giai trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao 1 b. Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường . 2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường: - Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế. - Không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. 3.Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên : Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được - Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế , văn hoá , xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 4.Những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên +Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân +Một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm: Cấm thải chất thải chưa được xử lí, cấm các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói bụi ,khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phá hoại khai thác rừng trái phép; khai thác kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước quy định. 5.Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên -Giữ gìn vệ sinh môi trường -Hạn chế dùng chất khó phân hủy(nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải -Tiết kiệm điện, nước sạch . . * Bài tập ứng xử : Trên đường đi học về ,Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc ,khó chịu xuống một hồ nước .Nếu em là Tuấn em sẽ xử sự thế nào ? a. Tuấn im lặng b. Tuấn ngăn chặn không cho người đó đổ nước xuống hố c. Tuấn báo cho người có trách nhiệm biết HS:Chọn giải pháp b, c Tiết 23+24 Bài 15 : BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ I.Quan sát ảnh: SGK/47-48 II.Nội dung bài học: 1.Thế nào là di sản văn hoá ? *Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. * Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống . . . VD: *Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. VD: 2. Ý nghĩa: - Là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức kinh nghiệm của tổ tiên trong công cuộc xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. 3
File đính kèm:
- bai_hoc_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_19_bai_12.doc